Cách xử lý vết bỏng bị phồng không để lại sẹo hiệu quả nhất

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cách xử lý vết bỏng bị phồng dưới đây là kiến thức không thể thiếu với bệnh nhân bị bỏng để đối phó với các vết phồng rộp hiệu quả nhất và hạn chế nguy cơ gây hại từ vết phồng một cách tối ưu nhất.

Cách xử lý vết phồng do bỏng
Cách xử lý vết phồng do bỏng

Nguyên nhân khiến vết bỏng bị phồng

Khi bị bỏng, lớp da của con người phải chịu sự tác động lớn của nhiệt khiến da bị nóng rát. Khi đó lớp mô dưới da sẽ tiết dịch làm mát cấp tốc như một phản ứng tự vệ cho da. Đây chính là nguyên nhân xuất hiện các vết phồng.

Những vết phồng có tác dụng tạo ra lớp chất lỏng ngăn lớp nhiệt bên ngoài và tế bào da bên trong nhằm hạn chế tổn thương ở da. Đồng thời các tế bào da chết do bị bỏng sẽ giải phóng chất trung gian hóa học gây viêm, chất này kích thích giãn mạch vết bỏng khiến dịch thoát ra bên ngoài, tạo nên các nốt phồng rộp.

Trên thực tế, các vết phồng rộp do bỏng chính là cơ chế bảo vệ tức thời cho da, có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bỏng. Không chỉ bảo vệ vùng da bị tổn thương với tác động bên ngoài, vết phồng còn là lá chắn bảo vệ vùng da non phát triển tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng bởi chất độc hại khiến vết thương nặng hơn.

Tuy nhiên nhiều người không biết về tác dụng của vết phồng, thậm chí coi đây là biến chứng của bỏng dẫn đến xử lý vết bỏng bị phồng sai cách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị vết thương do bỏng.

Điều trị bỏng để tránh gây tổn thương cho vết phồng
Điều trị bỏng để tránh gây tổn thương cho vết phồng

Cách xử lý vết bỏng bị phồng

Có thể nhận dạng vết phồng rộp do bỏng có hình dáng như bong bóng nước, có chứa nước bên trong, khi bị vỡ gây cảm giác đau rát, khó chịu.

Để xử lý vết bỏng bị phồng hiệu quả, bạn có thể áp dụng theo các bước sau:

  • Sát khuẩn vết phồng bằng nước muối ấm hoặc nước trà nguội. Dùng khăn sạch, mềm thấm nước muối hoặc nước trà để lau nhẹ lên vết thương, đắp vào vùng da bị phồng khoảng 30 phút để sát khuẩn.
  • Với các vết phồng lớn, có thể hạn chế sự đau rát của vết phồng bằng cách dùng lá trầu trầu không giã nát trộn với rượu 40 độ, dùng khăn sạch thấm lấy nước cốt rồi đắp lên vùng da bị phồng để hạn chế sự đau rát của vết thương và giúp vết phồng nhanh lành.
  • Dùng băng gạc y tế dán vào vết phồng để bảo vệ vết thương khỏi sự va chạm có thể khiến vết phồng bị vỡ nước là cách xử lý vết bỏng bị phồng hiệu quả.
Tuyệt đối không được làm vỡ vết phồng nước
Tuyệt đối không được làm vỡ vết phồng nước
  • Thông thường, những vết phồng nước do bỏng có thể tự lành sau 3 – 4 ngày. Do đó khi bị bỏng, bệnh nhân nên bảo vệ những vết phồng cho đến khi chúng tự khỏi thay vì tìm cách chọc vỡ vết phồng rộp. Việc làm này không chỉ không giúp vết thương nhanh lành mà ngược lại còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trong trường hợp vết phồng do bỏng lâu ngày không khỏi và có nguy cơ nhiễm trùng vết thương, cần nhanh chóng đến bệnh viện và các cơ sở y tế để được thầy thuốc tư vấn cách điều trị và chăm sóc vết thương hiệu quả nhất.

Trên đây là cách xử lý vết bỏng bị phồng mà người bị tai nạn do bỏng nên lưu tâm, cũng như thay đổi quan niệm về vết phồng rộp để điều trị vết thương đúng cách, mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới