Cẩm nang kiến thức nhất định phải biết về bệnh thiếu sắt

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện nay, có rất nhiều người mắc phải bệnh thiếu sắt nhưng lại không có kiến thức về căn bệnh này nên đã để cơ thể gặp phải nguy hiểm. Do đó, tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bệnh thiếu sắt sẽ giúp bạn đọc phòng ngừa và bảo vệ mình tốt hơn.

Bệnh thiếu sắt là gì?
Bệnh thiếu sắt là gì?

Bệnh thiếu sắt là gì?

Về lâm sàng, thiếu sắt là bệnh lý thể thể hiện sự thiếu máu phổ biến ở cơ thể người. Con người sẽ mắc phải bệnh này nếu cơ thể xảy ra tình trạng máu bị thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh (tế bào hồng cầu có tác dụng mang oxy đến các mô của cơ thể và giúp cung cấp cho cơ thể năng lượng và sự tươi tắn, khỏe mạnh hơn).

Theo đó, bệnh thiếu sắt là do máu thiếu sắt, lúc này, cơ thể người bệnh sẽ không có đủ chất sắt và không sản xuất đủ hemoglobin và khiến có quá trình trao đổi oxy bị ngưng trệ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, người nhợt nhạt và yếu đuối hơn.

Dấu hiệu của bệnh thiếu sắt

Bệnh thiếu sắt giai đoạn đầu sẽ không hây ra biểu hiện gì trên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh trở nên trầm trọng hơn thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:

Dấu hiệu của bệnh thiếu sắt
Dấu hiệu của bệnh thiếu sắt
  • Người bệnh sẽ có dấu hiệu mệt mỏi.
  • Da trở nên nhợt nhạt và kém sắc hơn.
  • Có cảm giác khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
  • Chân và tay thường xuyên bị lạnh dù trời có nóng.
  • Cơ thể người bệnh luôn bứt rứt, khó chịu.
  • Lưỡi bị viêm hoặc đau nhức.
  • Tim đập loạn nhịp.
  • Có biểu hiện thèm ăn những món đồ không có chứa chất dinh dưỡng như nước đá, tinh bột hoặc bụi bẩn…
  • Nếu người bệnh ở có độ tuổi còn nhỏ thì sẽ có dấu hiệu của bệnh thiếu sắt là chán ăn, bỏ bữa.
  • Có hội chứng chân không yên, hoặc có cảm giác bất thường.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh thiếu sắt?

Con người có thể mắc phải bệnh thiếu sắt do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân cụ thể là:

  • Vì một lý do nào đó mà mất máu quá nhiều.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo đủ chất sắt cần thiết.
  • Cơ thể không có khả năng hoặc mất đi khả năng hấp thụ sắt.
  • Người phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ nếu không bổ sung sắt sẽ rất dễ mắc bệnh thiếu sắt.
  • Do cơ thể bị mắc các bệnh tiểm ẩn như khối u chảy máu, polyp ruột, ung thư đại trực tràng, xuất huyết tiêu hóa.

Điều trị bệnh thiếu máu như thế nào?

Bệnh thiếu máu cần phải được điều trị càng sớm càng tốt, bệnh này nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu và gây ra nhiều mối nguy hiểm cho cơ thể.

Điều trị bệnh thiếu máu như thế nào?
Điều trị bệnh thiếu máu như thế nào?

Hiện nay, các phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh thiếu sắt bao gồm: Thuốc điều trị bổ sung sắt, xây dựng lại chế độ ăn uống hàng ngày với những thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, trường hợp bệnh nhân thiếu sắt nặng dẫn đến thiếu máu thì có sẽ được các bác sĩ chỉ định truyền máu để bù đắp sự thiếu hụt trong cơ thể.

Phòng chống bệnh thiếu sắt như nào?

Để giúp bạn đọc phòng tránh bệnh thiếu sắt một cách hiệu quả, các chuyên gia Y tế Việt Nam đưa ra lời khuyên về các phương pháp phòng ngừa như sau:

  • Xây dựng lại kế hoạch ăn uống với những thực phẩm chứa đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Từ bỏ những thói quen có hại khiến cho cơ thể bị mất khả năng hấp thụ chất sắt.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh và giúp tầm soát bệnh thiếu sắt hiệu quả.

Trên đây là những kiến thức cần phải biết về bệnh thiếu sắt, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến căn bệnh này sẽ giúp bạn đọc phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bản thân hiệu quả hơn.

Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới