Cẩm nang kiến thức về bệnh nhược thị không phải ai cũng biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong số các bệnh về mắt, nhược thị là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhược thị có thể dẫn đến mù lòa.

benh-nhuoc-thi
MV Vân Hugo đang mắc phải căn bệnh nhược thị

Nhược thị là gì?

Nhược thị là tật khúc xạ về mắt chỉ sự suy giảm thị lực. Người bị nhược thị thường bị hạn chế khả năng nhìn ở một mắt hoặc cả hai mắt. Nhược thị có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên nếu để bệnh nặng có thể khiến mắt bị mù vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây ra nhược thị là do võng mạc phải chịu sự tương tác bất thường hoặc không được kích thích chức năng thị giác, khiến mắt mờ dần đi. Nhược thị không thể hiện ra bằng các vết thương nhìn thấy được, ngay cả các phương pháp khám mắt cũng không thể phát hiện được nguyên nhân chính xác.

Các nguyên nhân gây nhược thị

Các nguyên nhân gây nhược thị chủ yếu là:

  • Xuất phát từ biến chứng của các tật khúc xạ như: viễn thị, loạn thị, lệch khúc xạ, cận thị.
  • Nhược thị có thể hình thành do bị lác mắt.
  • Do mắc một số bệnh về mắt bẩm sinh như: đục thủy tinh thể, sụp mi, sẹo giác mạc…

Trong đó lác mắt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhược thị.

Khám mắt để đề phòng nhược thị
Khám mắt để đề phòng nhược thị

Biểu hiện của mắt bị nhược thị

Mắt được coi đã bị nhược khi khi thị lực chỉ đạt dưới 7/10 dù đã được chỉnh tối ưu hoặc giữa hai mắt có sự chênh lệch thị lực trên 2/10. Mắt được đo khám trong điều kiện không kèm bệnh lý về mắt nào khác, hoặc bệnh lý đó không gây ra độ giảm thị lực như trên.

Các dấu hiệu thường gặp ở người bị nhược thị là: nheo mắt, hay bị nhức mắt, khi nhìn thường vẹo cổ sang một bên, nhanh bị hoa mắt khi tập trung nhìn những vùng chuyển động trong một thời gian dài.

Làm thế nào để chuẩn đoán nhược thị?

Nhược thị là căn bệnh khó khăn trong việc chuẩn đoán bởi các dấu hiệu bệnh không thể hiện rõ ràng, người bệnh thường dễ nhầm lẫn với các tật khúc xạ về mắt khác. Để chuẩn đoán nhược thị chính xác, người bệnh cần được đi khám tại các Trung tâm chuyên khoa mắt hoặc thầy thuốc nhãn khoa để biết được chính xác tình trạng bệnh.

Với trẻ em, thông thường nhược thị chỉ xuất hiện ở một bên mắt khiến cha mẹ khó phát hiện vì trẻ vẫn nhìn mọi vật bình thường và dễ dàng thích ứng với điều đó. Vì vậy cha mẹ nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường ở đôi mắt của trẻ.

Nhược thị ở trẻ em
Nhược thị ở trẻ em

Điều trị nhược thị có khó không?

Điều trị nhược thị đạt kết quả tốt nhất khi được phát hiện sớm. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng các phương pháp phẫu thuật mắt hiện nay.

Với các trường hợp nhược thị nhẹ, có thể điều trị bằng các phương pháp như đeo kính, tập chỉnh quang, bịt mắt lành…để kích thích sử dụng mắt.

Tuy nhiên nếu để tình trạng mắt bị suy nhược nặng, quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn và khó phục hồi, có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.

Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Các yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong quá trình điều trị nhược thị bao gồm:

  • Mức độ nhược thị.
  • Tình trạng nhược thị và các bệnh lý kèm theo.
  • Độ tuổi của người cần điều trị nhược thị.
  • Sức khỏe và chế độ chăm sóc mắt, vật lý trị liệu sau phẫu thuật của người bệnh.

Nhược thị có thể tái phát, vì vậy cần chăm sóc mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám mắt thường xuyên để tránh bệnh quay trở lại.

Nhược thị sẽ không là căn bệnh nguy hại đến đôi mắt nếu bạn có những biện pháp bảo vệ mắt phù hợp. Chú ý thời gian thư giãn cho mắt, sinh hoạt, học tập điều độ, đi khám mắt định kỳ…là cách hiệu quả nhất để giữ gìn đôi mắt khỏe đẹp và phát hiện kịp thời các mối đe dọa dành cho mắt.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới