Cẩn trọng những tai biến khó lường khi tự ý truyền dịch

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 1,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cùng với việc kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân còn hạn chế và kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch không quá phức tạp dẫn đến tình trạng tự ý sử dụng dịch truyền đặc biệt phổ biến ở nông thôn, thị trấn…

Cẩn trọng những tai biến khó lường khi tự ý truyền dịch

Việc một số người cứ thấy mệt mỏi, chán ăn,  sốt, đi ngoài phân lỏng…liền lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Việc tiêm, truyền cho bệnh nhân phải có chỉ định của bác sĩ. Vậy việc lạm dụng truyền dịch có thể xảy ra tai biến gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Việc tự ý truyền dịch có thể xảy ra tai biến gì?

Theo cô Lê Thị Hạnh giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe nếu không may tai biến xảy ra. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, tùy mức độ chúng ta có thể bồi phụ bằng đường uống trước. Trong trường hợp bắt buộc phải truyền, thì bác sĩ sẽ phải tính toán kỹ lượng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền như thế nào chứ không thể truyền bừa bãi. Cô Hạnh cũng lưu ý, ngoài ra trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… để kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Trong khi truyền dịch có thể có một số tai biến không mong muốn xảy ra, trước hết có thể gây đau, phù nề (chệch ven làm dịch chảy ra ngoài, nếu dịch truyền có canxi thì gây loét), vỡ tĩnh mạch làm bầm tím tại nơi chọc kim vào tĩnh mạch. Nếu dùng dịch truyền một cách bừa bãi (không nắm được tình trạng bệnh để biết chỉ định và chống chỉ định) thì có thể gây rối loạn điện giải, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với người vốn có bệnh tim mạch).

Dịch không chảy, phồng nơi tiêm: Nếu dịch không chảy ra, thuốc không vào được cơ thể bệnh nhân có thể gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân, đặc biệt là trong những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân nặng.

Phồng nơi tiêm do thuốc thoát ra ngoài vì kim tiêm ra ngoài thành mạch hoặc kim chưa vào sâu trong lòng mạch, do tĩnh mạch bị vỡ phải truyền lại, hoặc truyền chỗ khác. Dung dịch ưu trương thoát ra ngoài thì phải ngừng truyền ngay, báo cho bác sĩ.

Tai biến tiếp theo rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh đó là bệnh nhân bị sốc:  Có thể do dịch, do những yếu tố gây sốc của dây truyền, hoặc do tốc độ truyền quá nhanh… Triệu chứng: bệnh nhân đang truyền thấy khó thở, rét run, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt (huyết áp tâm thu ≤ 80mmHg).

Phù phổi cấp: Là tai biến nặng do truyền nhanh khối lượng lớn dịch truyền hoặc truyền với tốc độ nhanh ở bệnh nhân cao huyết áp, suy tim. Triệu chứng: bệnh nhân đau ngực dữ dội, khạc bọt màu hồng, sắc mặt tím tái, nghe thấy phổi nhiều ran ẩm dâng lên từ hai đáy phổi.

Tắc mạch phổi: Do không khí trong dây truyền lọt vào lòng mạch. Triệu chứng: bệnh nhân đau ngực đột ngột, dữ dội, khó thở, có thể gây tử vong nhanh.

Nhiễm khuẩn: Do vô khuẩn không tốt, có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virus, nhiễm HIV… Để đề phòng: phải đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc vô khuẩn trong suốt quá trình tiêm truyền.

Các chuyên gia khẳng định: Truyền dịch ở nhà không có đủ phương tiện để xét nghiệm bệnh nhân thừa thiếu chất gì ở trong máu. Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn, thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não; thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não…

Vậy nên các bạn không tự ý mua dịch truyền về nhà truyền, Nếu trường hợp bắt buộc phải truyền dịch thì bác sỹ sẽ chỉ định và phải được tiến hành ở các cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện cấp cứu, xử trí tai biến.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới