Cảnh báo những sai lầm tai hại khi điều trị bệnh nước ăn chân

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh nước ăn chân là tên gọi dân gian để chỉ bệnh nấm da chân do vi khuẩn nấm gây ra. Bệnh gây ngứa ngáy, lở loét khó chịu ở các kẽ ngón chân của người bệnh. Theo các dược sĩ, khi điều trị bệnh, nhiều người vẫn còn những hiểu lầm nguy hiểm làm cho bệnh càng nặng thêm.

Tri-nuoc-an-chan-hieu-qua
Nước ăn chân nếu điều trị sai cách sẽ gây mưng mủ, bội nhiễm

Những sai lầm khi trị nước ăn chân

  • Đi tất, giày kín mít để hạn chế vi khuẩn

Một số bệnh nhân khi bị nước ăn chân thường đi giày và tất kín vì nghĩ rằng đó là cách để cách ly chân với bên ngoài, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vùng tổn thương. Đây là việc làm rất tai hại, vì khi bạn bịt kín chân như vậy, chỉ khiến chân ẩm ướt thêm, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển mạnh. Khi bị nước ăn chân, bạn cần để chân khô thoáng, vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng tổn thương.

  • Sau điều trị lại để chân tiếp xúc nước bẩn

Nước ăn chân là bệnh khó điều trị dứt điểm cần sự kiên trì, cẩn trọng cả trong và sau điều trị, vì nhiều bệnh nhân khi vừa chữa bệnh khỏi lại tiếp tục vô ý để chân tiếp xúc với nước bẩn. Khi đó, lớp biểu bì da non mới hình thành ở các kẽ chân rất dễ bị các vi khuẩn tấn công và tái phát bệnh. Vì vậy kể cả sau quá trình quá trình điều trị, bệnh nhân cũng phải giữ cho chân luôn khô thoáng, tránh tiếp xúc với các nguồn nước khác, nhất là nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm.

  • Dùng chung khăn lau, đi chung giày, dép với bệnh nhân

Một hiểu lầm tai hại nữa là nghĩ rằng nước ăn chân không lây từ người này sang người khác, nên vẫn dùng chung khăn tắm, khăn lau và thậm chí là tất chân, giày, dép. Thực tế, việc đi tất, đi giày, dép chung với người bệnh có thể làm lây nhiễm căn bệnh khó chịu này. Khi trong gia đình có người bị nấm da chân cần phải cách ly ngay, không để lây nấm, truyền bệnh sang người khác.

sai-lam-tai-hai-khi-tri-benh-nuoc-an-chan
Không nên đi chung tất, giày, dép khi bị bệnh nước ăn chân
  • Dùng đũa cả, giẻ chườm nóng cho đỡ ngứa

Khi bị nước ăn chân, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa rát, khó chịu liên tục cả ngày. Một số người dùng cách cấp tốc mong xoa dịu cơn ngứa là dùng đũa cả hoặc giẻ hơ nóng rồi chườm vào cùng bị tổn thương. Cách này có thể làm bệnh nhân có cảm giác đỡ ngứa trong thời điểm chườm tuy nhiên đây là cách làm nguy hiểm, nó sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu giẻ và đũa cả không đảm bảo vệ sinh, thậm chí bị bỏng thêm khi chườm quá nóng và lâu.

Cách điều trị nước ăn chân

Bệnh nhân có thể dùng các bài thuốc dân gian trị nước ăn chân như dùng các loại lá trầu không, lá rau sam, lá kim ngân, cây cóc mắn, lá trà xanh…

Nếu bệnh nhân dùng các loại lá thảo dược như lá trà xanh, lá trầu không để chà trực tiếp lên vùng bị viêm nhiễm cần phải được rửa kỹ, tránh lá còn bụi bẩn hoặc có trứng của các ấu trùng gây bệnh, chúng sẽ gây hại khi tiếp xúc với các vết thương hở dưới kẽ chân, làm bệnh trầm trọng hơn.

Hoặc bạn có thể điều trị nước ăn chân nhanh và tiện lợi bằng thuốc Tây, thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc vẫn bị viêm loét, cần thông báo ngay với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Vũ Giang – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới