Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh giang mai

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, ngoài ra còn lây qua đường máu và mẹ bị giang mai truyền cho con trong thời kỳ mang thai.

Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh giang mai

Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh giang mai

Giang mai là bệnh xã hội không còn xa lạ gì đối với chúng ta nhưng không phải ai khi mắc bệnh cũng dủ tự tin để đi khám và chữa bệnh. Vậy khi mắc bệnh chúng ta cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để mau khỏi và tránh lây lan sang cộng đồng.

Chế độ chăm sóc cơ bản

  • Bệnh nhân nghỉ ngơi trong phòng thoáng, kín đáo
  • Chuẩn bị về tâm lý cho người bệnhđể người bệnh: yên tâm, thoải mái, tin tưởng và cởi mở với thày thuốc.
  • Ăn đủ dinh dưỡng, tăng cường hoa quả tươi.
  • Vệ sinh: chăm sóc tổn thương da, niêm mạc; mặc quần áo rộng, cắt móng tay
  • Kháng sinh sử dụng : đường dùng, liều lượng, thời gian

Chế độ theo dõi

  • Diễn biến lâm sàng: Tổn thương chợt, loét, sẩn, đào ban, xùi mào gà, gôm,..
  • Diễn biến xét nghiệm huyết thanh 3-6 tháng/lần kéo dài ít nhất trong 2 năm bằng cả phản ứng định tính và phản ứng định lượng xét nghiệm giang mai và nên kiểm tra máu phát hiện  HIV sau thời gian  quan hệ từ 3  – 6 tháng.

Chế độ sử dụng thuốc: đúng thời gian, liều lượng, không dùng các loại thuốc phối hợp khi không có ý kiến của thầy thuốc tư vấn.

Hỏi tiền sử dị ứng của người bệnh, theo dõi phản ứng chậm của thuốc vì kháng sinh người bệnh được dùng là kháng sinh chậm (Benzathien Penixilin)

 Chế độ ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt của bệnh nhân

 Giáo dục sức khoẻ

  • Giải thích về bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục mà người bệnh mắc phải. Mô tả tóm tắt cho bệnh nhân biết về bệnh: có khi có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình nhưng cũng có khi không có triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm có thể dương tính trong từng thời kỳ của bệnh, khả năng lây nhiễm của người bệnh ở mỗi giai đoạn, các đường lây và nguy cơ lây nhiễm của bệnh ,…

 Chế độ ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt của bệnh nhân

 Chế độ ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt của bệnh nhân

  • Giải thích cho bệnh nhân hiểu các nguy hại của bệnh và nếu không điều trị sẽ xảy ra nguy hiểm cho tương lai sức khoẻ của người bệnh và những người thân ( vợ / chồng, bạn tình, con,.. )
  • Giải thích về điều trị: Mô tả tóm tắt về phác đồ điều trị thiết yếu, các hướng dẫn, cẩn trọng cần thiết. Chỉ dẫn cho bệnh nhân cách thức sử dụng thuốc, giải thích các tác dụng phụ của thuốc, khuyến khích bệnh nhân tuân thủ điều trị, trong quá trình điều trị tuyệt đối không được dùng các thuốc khác phối hợp trừ khi có chỉ định của bác sỹ, nếu không sẽ làm giảm nồng độ thuốc được hấp thụ vào máu của người bệnh, do vậy sẽ giảm khả năng diệt xoắn khuẩn giang mai.
  • Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu có phối hợp, hoặc mới mắc.
  • Khuyến khích bệnh nhân đưa bạn tình, vợ/chồng, con đến khám và điều trị
  • Giải thích các hành vi nguy cơ lây bệnh giang mai. Đánh giá những cản trở thay đổi hành vi, khuyến  khích bệnh nhân  những lựa chọn thay đổi  hành vi để từ đó quyết định thay đổi  hành vi, vai trò của bạn tình trong việc lây và phòng bệnh.
  • Thực hiện hành vi tình dục an toàn: giảm số bạn tình, sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách, thực hiện tình dục ít nguy cơ, không xâm nhập.
  • Không nên có con trong 2 năm đầu sau khi điều trị. (Chỉ nên có con khi xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán giang mai trở về âm tính cả về phản ứng định tính và định lượng)
  • Nên kiểm tra máu khi có thai và trước khi kết hôn, tốt nhất không nên kết hôn  trong 2 năm đầu sau điều trị bệnh giang mai.
  • Kiểm tra máu để tìm kháng thể HIV, viêm gan vi rus B, C phối hợp với giang mai
  • Không cho máu trong thời gian điều trị và sau khi điều trị 2 năm.
  • Khuyến khích những người bệnh có hành vi nguy cơ cao đặc biệt làm việc tại các các cơ sở dịch vụ giải trí nếu có hành vi tình dục không an toàn nên thường xuyên đi khám và xét nghiệm máu để phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm điều trị sớm tránh lây lan cho cộng đồng.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới