Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào cho hiệu quả?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tay chân miệng xuất hiện chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi, khi các em chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân. Việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đều do cha mẹ thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ khỏi sau  7 – 10 ngày nếu được điều trị hiệu quả, tuy nhiên bệnh có thể lây lan rộng và xuất hiện biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc kịp thời, đúng cách.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua đường hô hấp  và tiếp xúc trực tiếp. Đa số trẻ bị bệnh tay chân miệng đều được tư vấn và chăm sóc tại nhà để tránh nguy cơ lây bệnh. Với những cha mẹ trẻ tuổi, chắc chắn sẽ rất bối rối trước những biểu hiện lâm sàng của bệnh trên cơ thể trẻ như sốt, phát ban, mụn nước ở tay, chân, mông, loét miệng…

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu cha mẹ thực hiện theo các lưu ý dưới đây.

Cách ly trẻ để tránh lây lan bệnh

Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học đến khi điều trị bệnh dứt điểm, thường từ 7 đến 10 ngày.

Trong trường hợp gia đình có nhiều anh/chị em, cần lưu ý cách ly giữa các trẻ như ngủ ở giường khác nhau, ăn riêng, không chơi chung đồ chơi, đeo khẩu trang khi trò chuyện, hạn chế tiếp xúc giữa các trẻ với nhau để tránh việc lây nhiễm bệnh tay chân miệng giữa các trẻ trong gia đình.

Cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cũng nên giữ sức khỏe bản thân tránh sự lây truyền virus gây bệnh bằng cách đeo khẩu trang y tế, vệ sinh tay bằng xà phòng sau khi cho trẻ đi vệ sinh…

Cách ly để chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả
Cách ly để chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả

Giữ vệ sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho trẻ

Tay chân miệng và một bệnh lý truyền nhiễm đường ruột, vì vậy giữ gìn vệ sinh là cách để phòng tránh và ngăn chặn sự phát triển virus gây bệnh một cách hiệu quả.

  • Trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên thường xuyên tắm gội để giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ để ngăn vi khuẩn bội nhiễm cũng như phát tán lan truyền bệnh cho những người xung quanh.
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách với xà phòng và nước sạch để tiêu diệt sự trú ẩn của virus gây bệnh tay chân miệng trên tay trẻ và hạn chế khả năng virus di chuyển từ tay vào cơ thể qua con đường cầm, nắm thức ăn…
  • Sát khuẩn quần áo của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc bằng nước sôi trước khi mang đi giặt.
  • Tách biệt các đồ dùng ăn uống, đồ chơi của trẻ lành và trẻ bệnh. Với những đồ dùng của trẻ bệnh tay chân miệng như bình sữa, bát ăn cơm, cốc uống nước…nên được sát trùng và luộc sôi.

Với nhiều bậc phụ huynh thường giữ quan niệm sai trái rằng bệnh tay chân miệng cần phải kiêng gió, kiêng tắm… dẫn đến tình trạng bao bọc trẻ quá kỹ, không vệ sinh cơ thể thường xuyên chính là tác nhân khiến bệnh tình của trẻ càng nặng hơn. Điều này khiến quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng càng trở nên khó khăn, các loại vi khuẩn nhờ vậy mà rút ngắn con đường xâm nhập vào cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, trong đó có bệnh về não và tim.

Rửa tay đúng cách để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng
Rửa tay đúng cách để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhờ môi trường sống

Một môi trường sống phù hợp sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và an toàn hơn.

  • Sàn nhà, phòng của trẻ cần được lau chùi thường xuyên bằng các dung dịch diệt khuẩn để đảm bảo dưỡng khí, sạch sẽ…là cách để chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thuận lợi hơn.
  • Khi tiếp xúc và chế biến món ăn cho trẻ cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng, đeo bao tay…để  phòng ngừa việc lây truyền virus tay chân miệng và lây truyền cho các thành viên khác trong gia đình.
  • Sát khuẩn mọi đồ dùng, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2%, nước Javel (có bán tại các nhà thuốc)…để đảm bảo mọi nguồn bệnh đều được tiêu diệt.

Ngoài hướng dẫn trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các phương pháp chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trên giúp  cha mẹ có thể tự điều trị bệnh cho con cái mình mà không cần đến bệnh viện. Vệ sinh luôn là yếu tố hàng đầu để bảo vệ sức khỏe trẻ trước sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài. Giữ vệ sinh sạch sẽ ngay hôm nay là cách thức nhanh-đơn giản- hiệu quả để cho bé một nền tảng sức khỏe tốt trước các tác nhân gây bệnh.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới