Có nên để Thầy Lang khám chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề y?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong bài viết trước, chúng tôi đã đề cập tình trạng hàng chục nghìn người trong cả nước mặc dù chưa được cấp chứng chỉ nhưng vẫn đang hành nghề khám chữa bệnh bằng thuốc đông y. Phải chăng cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đang buông lỏng quản lý?

Một bệnh nhân bị dị ứng khi uống thuốc đông y điều trị tại BV Bạch Mai.
Một bệnh nhân bị dị ứng khi uống thuốc đông y điều trị tại BV Bạch Mai.
Lương y Nguyễn Hải Chừng ở phố Ga, Thường Tín, Hà Nội cho biết, từ khi cơ sở của ông đông bệnh nhân đến chữa viêm xoang thì xung quanh cũng mọc lên nhiều cơ sở “ăn theo”, nhưng đều là hoạt động “chui”. Ông Chừng cho hay: những cơ sở này tồn tại nhiều năm qua, thậm chí chủ cơ sở còn được kết nạp hội viên Hội Đông y.
Lương y Nguyễn Hải Chừng bức xúc cho biết: “Trong cái ngõ nhỏ này, ngoài nhà tôi ra còn có 4 người nữa cũng trưng biển bài thuốc dân tộc, chữa viêm xoang. Chắc cơ quan chức năng đến hỏi giấy phép hành nghề, rồi cuối cùng thông cảm cho nhau. Tôi cho rằng phải có tiêu cực trong đó thì mới được tồn tại như vậy”.
Trong khi đó, người dân thường truyền tai nhau những địa chỉ khám chữa bệnh Đông y chứ không mấy khi tìm hiểu chủ cơ sở có được cấp phép hành nghề hay không. Hoặc thấy thầy lang có giấy khen của Hội Đông y là đã yên tâm.
Bà Trần Thị Hào ở huyện Ý Yên, Nam Định cho hay: “Tôi có nhiều lần đi cắt thuốc đông y, nhưng chỉ cần nghe người quen biết giới thiệu ông lang tốt là tôi đến. Nhiều người đi trước uống thuốc mà khỏi bệnh, mình theo họ thôi”.
Luật sư Lê Hồng Khanh, phụ trách pháp chế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur (Hà Nội) cho rằng, việc Bộ Y tế ban hành những quy định chặt chẽ hơn về cấp chứng chỉ hành nghề là đúng với yêu cầu thực tế và đảm bảo việc quản lý được tốt hơn. Ông khẳng định những người đang khám chữa bệnh đông y mà chưa được cấp chứng chỉ là hành nghề trái pháp luật.
Luật sư Lê Hồng Khanh lý giải: “Bất cứ một cá nhân, tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh cũng phải tuân thủ theo Luật Khám chữa bệnh. Theo quy định của Bộ Y tế, những người hành nghề khám chữa bệnh, dù đông y hay tây y đều phải có chứng chỉ hành nghề mới được tham gia khám chữa bệnh cho người dân”.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cũng khẳng định, có thẻ hội viên Hội Đông y không đồng nghĩa với việc được phép hành nghề. Hội Đông y cũng cần xem xét lại việc kết nạp những người hành nghề “chui” vào hội. Nếu hội viên không có chứng chỉ hành nghề, Hội phải lên tiếng, chứ không phải cổ súy cho việc này (nếu có).
Bệnh nhân nổi đầy mảng dị ứng sau khi uống thuốc Đông y.
Bệnh nhân nổi đầy mảng dị ứng sau khi uống thuốc Đông y
Cho rằng những người hành nghề “chui” này đang “đùa giỡn” với tính mạng của người bệnh, ông Nguyễn Huy Quang nói: “Việc hành nghề trái pháp luật phải được xử lý theo quy định của pháp luật vì nó liên quan trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm thuộc về Sở Y tế các tỉnh, thành phố và chính quyền các quận huyện, phường xã nếu đã được phân cấp quản lý…”
Trao đổi với phóng viên VOV, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam Trần Văn Bản thừa nhận, có tình trạng thẻ hội viên không được đóng dấu giáp lai trên ảnh và nhiều nơi nhận phôi thẻ về tự ghi tên hội viên vào. Tuy nhiên, thẻ hội viên không thay thế được chứng chỉ hành nghề….
Tình trạng người hành nghề lương y không phép rất nhiều như một “ma trận”, đang đòi hỏi các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát để lập lại trật tự, hạn chế những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Về phía người dân cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi đi khám chữa bệnh bằng đông y, chỉ nên đến những cơ sở đã được cấp phép. Theo quy định, cơ sở được phép hành nghề phải có biển hiệu, trên đó ghi rõ số giấy phép hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Nguồn: VOV.VN

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới