Có nên thuê CEO cho các bệnh viện công?

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Có thể khẳng định nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc quản lý lỏng lẻo của các bệnh viện. Một câu hỏi đặt ra là có nên thuê CEO cho các bệnh công?

co-nen-thue-ceo-trong-cac-benh-vien-cong
Có nên thuê CEO trong các bệnh viện công.

Thực trạng tại các bệnh viện

Theo báo cáo mới nhất của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, riêng 6 tháng đầu năm nay, đã có gần 12.000 cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế. Trong đó, có đến hơn 40% cuộc gọi phản ánh về tình trạng xuống cấp của cơ sở y tế , 28% cuộc gọi phản ánh về quy trình chuyên môn của các bệnh viện và gần 14% phản ánh về tình thần, thái độ, trách nhiệm của y bác sĩ đối với người bệnh.

Nguyên nhân của những hiện trạng đáng buồn này được đánh giá là do sự yếu kém trong công tác quản lý. Bệnh viện càng quá tải, bệnh nhân càng mỏi mệt và quản lý càng rối rắm.

Vậy nên, vấn đề đặt ra cho các bệnh viện là nâng cao trình độ tổ chức các hoạt động nhằm cung ứng cho mọi người những dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Điều này liên quan đến năng lực quản trị và điều hành của những người đứng đầu bệnh viện.

Hiện nay, có một cơ chế đang tồn tại ở các bệnh viện là khi đề bạt giám đốc bệnh viện hay giao quyền quản lý thì tiêu chí chuyên môn vẫn là tiêu chí được ưu tiên số một. Những người lãnh đạo thường là những bác sĩ giỏi. Nhưng lại thường là giỏi về chuyên môn ít người hoặc thậm  chí là không được đào tạo về công tác quản lý nói chung và quản trị bệnh viện nói riêng.

Do đó, không ít các giám đốc hay bác sĩ trong các bệnh viện vẫn quan niệm rằng, quản trị bệnh viện chỉ là bộ phận tổ chức hành chính đơn thuần, từ đó dẫn tới việc điều hành, chỉ đạo các lĩnh vực ngoài chuyên môn còn chưa được hiệu quả. Cụ thể, là chất lượng dịch vụ kém, bệnh viện hoạt đọng thiếu tính chuyên nghiệp, lủng củng và rối rắm.

vai-tro-cua-nguoi-dieu-hanh-ceo-trong-hoat-dong-cua-benh-vien-rat-quan-trong
Vai trò của người điều hành CEO trong hoạt động của bệnh viện rất quan trọng.

Có nên thuê CEO cho các bệnh viện công?

Thời gian gần đây, ngành y tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cùng với sự ra đời của nhiều hệ thống bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế. Cùng với yêu cầu ngày một cao của người thăm khám sử dụng dịch vụ bệnh viện. Từ đó, đặt ra yêu cầu lớn đối với việc phát triển, quản lý của tất cả hệ thống bệnh viện. Chính vì vậy, vai trò của người điều hành – CEO trong hoạt động của bệnh viện rất quan trọng.

Trong nền kinh tế thị trường thì sản phẩm của hoạt động y tế chính là hàng hóa, nhưng đây là hàng hóa đặc biệt. Bởi dịch vụ y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người và người sử dụng chỉ cảm nhận được giá trị sử dụng sau khi “mua” hàng hóa đó. Do vậy, thị trường dịch vụ y tế cần phải được quản lý và  tổ chức đặc biệt.

Trước đây, ở một số nước tiên tiến như Pháp, CEO trong bệnh viên  thường không phải thầy thuốc. Họ chỉ học cách quản trị bệnh viện đơn thuần, hậu quả là họ làm việc như một cái máy mà không hề hiểu được tâm lý bệnh nhân, nhân viên hay tâm lý thầy thuốc. Do đó, những điều đáng tiếc trong quản lý bệnh viện đã xảy ra không ít và một số bệnh viện đã không thể phát triển được.

Rút kinh nghiệm, một số nước như Mỹ đã chọn CEO trong bệnh viện là những thầy thuốc có khả năng quản lý tốt. Họ được chọn sau đó lại được đào tạo thêm về quản lý bệnh viện. Khi đó, hoạt động của bệnh viện rõ ràng hiệu quả hơn.

Còn ở Việt Nam, Bộ Trưởng Phạm Kim Tiến  đã đề xuất vấn đề nàykhông phải lần đầu. Ở rất nhiều hội thảo, hội nghị trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã cho rằng, người làm quản lý không nhất thiết phải cần là tiến sĩ, giáo sư mà phải là người giỏi quản lý hành chính, tiền nong, quản lý nhân sự, quản lý hạ tầng và biết cách điều hành.

Tuy nhiên, hiện nay mô hình CEO trong bệnh viện mới chỉ được áp dụng ở một số bệnh viện tư nhân, quốc tế như: Hoàn Mỹ, Vinmec, …

An Bình – Ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới