Có phải Bác sĩ giỏi chỉ cần làm tốt chuyên môn?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trở thành một Bác sĩ giỏi không chỉ yêu cầu trình độ chuyên môn cao mà còn đòi hỏi các kĩ năng mềm, nắm bắt thấu hiểu tâm lý của bệnh nhân trong khi hành nghề.

Bác giỏi cần thấu hiểu tâm lý bệnh nhân

Trong ngành Y yếu tố con người vô cùng quan trọng, các Bác sĩ, Điều dưỡng viên có chuyên môn giỏi chưa đủ cần chú trọng thêm nhiều yếu tố khác. Quá trình thăm khám, chữa bệnh cho con người bác sĩ không chỉ xem xét tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán bệnh mà cần chú ý đến tâm lý người bệnh người nhà.

Có phải Bác sĩ giỏi chỉ cần làm tốt chuyên môn?

Có không ít người nhà bệnh nhân bức xúc bởi vì Bác sĩ không cung cấp các thông tin, tình trạng người bệnh cho họ, khả năng sống sót ra sao…Bởi vậy yêu cầu Bác sĩ có kĩ năng mềm, ứng xử khéo léo trong giao tiếp, nắm bắt tâm tư bệnh nhân sẽ giúp giảm thiểu những bức xúc của người dân và giảm được những hành động, xung động không đáng có.

Bác sĩ Thanh Hải phụ trách giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trong quá trình  chẩn đoán, khám chữa bệnh cho mọi người Bác sĩ không  nên kiệm lời mà cần giải thích rõ ràng cho người nhà hiểu về tình trạng bệnh, phương thức điều trị, chi phí ra sao… để họ chuẩn bị tâm lý.

Hiện nay tỉ lệ nhân viên Y tế bị hành hung tăng cao và ngày càng nghiêm trọng hơn một phần cũng bởi vì Bác sĩ không giải thích mọi chuyện rõ ràng cho bệnh nhân. Thậm chí có trường hợp Bác sĩ đã bị người nhà bệnh nhân hành hung đến tử vong, đây là một điều đáng tiếc trong ngành Y. Trường hợp này một phần do sự xuống cấp đạo đức xã hội, sự manh động không kiểm soát được hành vi của người nhà bệnh nhân, đồng thời khung hành lang pháp lý chưa đủ răn đe, bảo vệ quyền lợi của Bác sĩ. Bên cạnh đó tính chuyên nghiệp trong công việc, kĩ năng mềm, khả năng ứng xử trong giao tiếp của Bác sĩ chưa cao.

Đỉnh điểm đã có trường hợp 3 Bác sĩ và có một điều dưỡng viên khám bệnh đang mang thai bị người nhà bệnh nhân đuổi đánh chỉ vì một chút chậm trễ trong khi cứu người thân của họ. Chia sẻ của nữ Điều dưỡng viên Phương Linh đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược ngoài giờ hành chính chia sẻ: Môi trường ở bệnh viện vô cùng nhốn nháo đôi khi không thể đổ lỗi cho Bác sĩ chậm trễ cứu người trong khi bệnh nhân đông, quá tải trong khi các trường hợp bệnh nhân đến thăm khám không có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng con người. Cũng chỉ vì người nhà quá lo lắng nên đã có những hành vi đuổi đánh, đâm trọng thương, làm chết Bác sĩ. Thử hỏi Bác sĩ cứu người nhưng ai cứu Bác sĩ? Có thể một vài trường hợp  Bác sĩ trẻ mới ra chưa trường chưa có kinh nghiệm kĩ năng ứng xử với bệnh nhân. Tuy nhiên thân nhân người bệnh không nên biện hộ cho hành vi của mình khi  hành hung bác sĩ vì quá lo lắng cho người nhà.

Bác sĩ cần trang bị kĩ năng ứng xử, hiểu tâm lý người bệnh

Trong ngành Y sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và tai biến Y khoa luôn thường trực. Bởi vậy Bác sĩ sẽ phải đối mặt với những hành vi, thái độ không đúng của người nhà bệnh nhân khi có sự cố hoặc họ không được thỏa man yêu cầu. Bên cạnh đó tình trạng bệnh viện quá tải khiến cho cán bộ nhân viên Y tế không đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của bệnh nhân.

Giảng viên Minh Tâm phụ trách Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược nêu lên quan điểm: Đầu quan trọng Bác sĩ làm là “không gây hại, không để sai sót” nên lấy người bệnh làm trung tâm, đồng thời tăng cường khả năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử với người bệnh bằng thái độ mềm mỏng, niềm nở để làm hài lòng bệnh nhân.

Không chỉ vậy nguồn gốc sâu xa dẫn đến những bất cập, bệnh viện không an toàn do tình trạng bệnh viện quá tải ở tuyến Trung ương,bệnh viện Chuyên khoa nên khó kiểm soát an ninh. Bởi vậy cần có biện pháp đảm bảo cho an toàn của cán bộ nhân viên Y tế và cả người bệnh.

Tuy nhiên yêu cầu trước nhất vẫn là Bác sĩ cần trang  bị cho mình kĩ năng giao tiếp,ứng xử, cách giải quyết các mâu thuẫn xung đột với bệnh nhân. Đặc biệt các Bác sĩ trẻ mới ra trường không nên ngông cuồng ngạo mạn mà cần học hỏi nhiều ở những người đi trước về vấn đề xử lý tình huống, nắm bắt thấu hiểu tâm lý người bệnh mà ở trường không dạy được, chỉ có thực tế trải nghiệm mới đem lại hiểu biết sâu rộng nhất. Bởi một Bác sĩ giỏi không những có kiến thức sâu rộng, uyên thâm, trình độ cao cần có khéo léo ứng xử, giao tiếp giỏi, lấy chữ “nhẫn” làm đầu mới có thể thành công trong nghề.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới