Công dụng thực sự và cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhụy hoa nghệ tây từ lâu được xem như một nguyên liệu quý trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe con người, tuy nhiên liệu loại hoa này có nhiều công dụng như người ta đồn thổi?

Công dụng thực sự và cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây

Công dụng thực sự và cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây

Công dụng thực sự của hoa nhụy tây

Theo những tin tức y tế mới nhất, nghệ tây được trồng nhiều ở Iran, Hy Lạp, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, có nguồn gốc ở Tây Á và Địa Trung Hải. Saffron là gì? Đó là tên gọi của phần nhụy hoa của cây nghệ tây. Loài cây này được phân bổ chủ yếu tại vùng lục địa Á – Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Saffron có màu đỏ, sau khi sơ chế và sấy khô để bảo quản thì chuyển màu đỏ nâu. Chúng có vị hơi đắng nhẹ, được sử dụng trong chế biến thực phẩm và tạo ra màu vàng cam cho các thực phẩm tẩm ướp, mùi hương khá giống hương cỏ khô.

Nhụy vàng của hoa nghệ tây thu hoạch thủ công bằng tay vào mùa thu. Để có 1kg nhụy cần khoảng 170.000 bông hoa (68kg) và trên 40 giờ làm. Phần nhụy hoa nghệ tây được thu hái tỉ mỉ để tạo thành thứ gia vị (Saffron) quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới, được phong là hoàng đế của các loại gia vị.

Còn theo phân tích của các Dược sĩ Đại học, nhụy hoa nghệ tây có chứa nhiều flavonoid, vitamin và apocarotenoid nên cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều sử dụng với tác dụng trị những bệnh như tiêu chảy, tổn thương tim, an thần, trừ đờm, kích thích tình dục, tăng miễn dịch, đậu mùa, cảm lạnh, sỏi thận, hạ đường huyết, giảm mỡ máu, nghiện rượu, hen suyễn và trầm cảm, chuột rút, chứng mất ngủ, tiểu đường, thậm chí có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer và ung thư. Y học hiện đại cũng thừa nhận nhụy hoa nghệ tây là một chất chống oxy hóa mạnh có thể làm giảm đau và viêm.

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bên cạnh những công dụng của nhụy hoa nghệ tây saffron còn một số tác dụng phụ như:

  • Liều 30mg/ ngày trong 6 tuần gây giảm sự thèm ăn rõ rệt. Ngoài ra có thể gặp triệu chứng buồn nôn, đau đầu, đổ mồ hôi.
  • Cùng liều dùng như trên trong 16 tuần có thể gây chóng mặt, mệt mỏi.
  • Tăng tỷ lệ sảy thai do co bóp tử cung và chảy máu. Đặc biệt là ở tuần đầu và tuần thứ 20 của thai kỳ. Liều cao có thể gây nên tình trạng tiền sản giật.
  • Với liều cao có thể gây tăng tính thấm mạch máu, tăng phản ứng viêm tế bào. Có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa mắt ở bệnh nhân tiểu đường.

Hoa nghệ tây có công dụng trị bệnh như trị những bệnh như tiêu chảy, tổn thương tim, an thần, trừ đờm

Hoa nghệ tây có công dụng trị bệnh như trị như tiêu chảy, tổn thương tim, an thần, trừ đờm

Cách dùng nhụy hoa nghệ tây saffron

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế những tác dụng không mong muốn, bạn có thể tham khảo một số lưu ý cách dùng nhụy hoa nghệ tây saffron như sau:

  • Với liều dưới 15mg/ ngày được cho là ít có nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn.
  • Liều dùng từ 20 – 400mg/ ngày được ứng dụng khá phổ biến cho nhiều phác đồ. Với liều lượng này đã xuất hiện các biến đổi sinh hóa máu và một số tác dụng không mong muốn. Người dùng có thể có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, đau đầu, đổ mồ hôi…
  • Sử dụng dưới 1,5gr/ ngày được coi là trong phạm vi an toàn, chưa thể gây biến chứng nặng cho cơ thể.
  • 5gr được chứng minh lâm sàng là liều độc cho cơ thể, có thể đe dọa tới tính mạng.

Qua bài phân tích trên bạn có thể thấy không phải sử dụng nhụy hoa nghệ tây hàng ngày hay sử dụng quá nhiều loại dược phẩm này là tốt, để an toàn nhất đối với sức khỏe trước khi sử dụng bạn đọc nên tham khảo thật kỹ ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới