Cước chân tay vào mùa đông xử trí như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ cho em hỏi, vào mùa đông đầu ngón chân, tay của em thường sưng to, mọng và có lúc rất ngứa. Có cách nào để khắc phục tình trạng này không ạ? Em cảm ơn bác sĩ!

Cước chân tay vào mùa đông xử trí như thế nào?

Cước chân tay vào mùa đông xử trí như thế nào? 

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm mạnh và rất lạnh dẫn đến tình trạng cơ thể bị xâm nhập lạnh vào cơ thể. Hiện tượng này theo y học hiện đại là bị dị ứng thời tiết tại chỗ, còn dân gian gọi là “cước”. Hiện tượng cước tay, chân chủ yếu xảy ra trên những người thường xuyên phải làm việc và tiếp xúc với môi trường lạnh nhiều.

Biểu hiện của cước chân tay            

Người bị cước thường có biểu hiện căng cứng, sưng ở các đầu ngón tay, ngón chân, nổi ửng đó và rất ngứa. Vào mùa đông, khi môi trường trở nên lạnh giá, nhiệt độ môi trường xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến các vùng da có các mạch máu ngoại vi nằm ngay dưới lớp da mỏng ở các đầu ngón tay, chân khi vùng da này không được giữ ấm, các mạch máu sẽ co lại làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm dẫn đến không cung cấp đủ lượng ôxy cần thiết cho các tế bào ở đây. Khi vận động và được làm ấm các mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra làm cho vùng da này bị tổn thương biểu hiện chính là sự sưng tấy đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu.

Cách điều trị cước chân tay

Theo bác sĩ tư vấn, để điều trị cước chân tay, trước hết bạn cần giữ ấm cơ thể nhất là khi ra ngoài, việc mang gang tay, tất chân cũng là một cách rất hữu hiệu để chữa bệnh cước vào mùa đông, đồng thời bạn cũng không nên mặc đồ quá chật vì như vậy sẽ gây cọ xát và kích thích tại chỗ.

Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh

Nếu phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với nước lạnh quá nhiều bạn nên dùng găng tay khi phải tiếp xúc. Nên ngâm chân, tay vào nước ấm khoảng 5-10 phút trước khi đi ngủ điều này sẽ giúp làm giảm tình trạng bị cước chân tay.

Thường xuyên tập thể dục

Việc tập thể dục thường xuyên sẽ góp phần cho việc lưu thông máu được dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng cần phải giữ ấm cơ thể, chân tay khi vận động. Đồng thời nên rửa chân, tay, mặt mũi bằng nước lạnh để cơ thể thích nghi với nhiệt độ lạnh, chống lại cước tay, chân.

Không nên gãi

Khi bị cước ngón tay, ngón chân của bạn bị đỏ hết lên sẽ gây ra cảm giác ngứa. Tuy nhiên khi bị như vậy, bạn tuyệt đối không nên gãi vì gãi sẽ khiến bạn càng cảm thấy ngứa và tình trạng bệnh thêm nặng, bạn nên chỉ xoa nhẹ nhàng để làm giảm cơn ngứa, tránh trầy xước da.

Chữa cước chân tay bằng lá lốt

Chữa cước chân tay bằng lá lốt

Sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền trong dân gian

Để hạn chế tình trạng ngứa, buốt tay, chân bạn hãy thường xuyên ngâm chân tay trước khi đi ngủ. Để có hiệu quả tốt hơn bạn nên ngâm chân, tay cùng với lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước rồi cho thêm một chút muối. Ngâm chân, tay vào nước lá lốt này khoảng 25 – 30 phút.

Sau khi ngâm xong, bạn có thể thoa một chút dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) lên vùng chân, tay bị cước để làm dịu cơn ngứa, rát. Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm một đến 2 lần liên tục trong vòng một tuần sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.

Trên đây là một số gợi ý nhỏ nhằm giúp các bạn phòng tránh bệnh cước chân, tay vào mùa đông. Hi vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh trong mùa đông năm nay.

Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới