Cuộc chiến với Muỗi tại Tp.HCM chưa bao giờ khó khăn đến thế!

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cuộc chiến với Muỗi tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa bao giờ khó khăn đến thế. Càng vào mùa mưa, bệnh do muỗi Aedes gây ra (bệnh sốt xuất huyết và Zika) càng trở nên phức tạp.

Muỗi - nguyên nhân gây sốt xuất huyết và Zika
Muỗi – nguyên nhân gây sốt xuất huyết và Zika

Sốt xuất huyết ngày càng càng gia tăng

Cùng với 62 trường hợp phát hiện virus Zika, số người nhiễm bệnh sốt xuất huyết tại Tp.Hồ Chí Minh cũng không ngừng tăng. Theo số liệu của Trung tâm Y tế Dự Phòng Thành phố cho biết, chỉ trong vòng một tuần, số người phải nhập viện điều trị vì sốt xuất huyết lên đến gần 700 người, tăng vượt so với số người mắc bệnh những tuần trước đó (khoảng 550 ca/tuần). Con số đáng báo động dù toàn thành phố đang nỗ lực phòng chống muỗi, vệ sinh dịch tễ phòng tránh dịch bệnh.

Theo ước tính, tổng số ca mắc bệnh sốt xuất huyết từ đầu năm đến hiện lại là 17.263 ca. So với cùng kỳ năm 2015 là 16.323 ca, tăng 6%. Dự báo của Trung tâm Y tế Dự phòng, thời tiết mưa nồm cuối năm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh sốt xuất huyết, nhiều khả năng đến giữa tháng 12 mới là đỉnh dịch. Như vậy từ nay đến cuối năm, dịch bệnh sốt xuất huyết tại Thành phố Hồ Chí Mình còn gia tăng với mức độ cao.

Phòng ngừa sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết với trẻ em

Các phương pháp phòng tránh sốt xuất huyết

Trung tâm Y tế Dự phòng đưa ra khuyến cáo người dân cần tăng cường chủ động các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết sau:

  • Diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng bằng thuốc xịt muỗi là phun hóa chất chống côn trùng.
  • Tổng vệ sinh nơi ở và nơi làm việc.
  • Đậy kín bình nước, nơi chứa nước.
  • Bỏ muối vào bát nhang, bình hoa.
  • Mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài, dùng kem chống muỗi…

Khi có những biểu hiện về sức khỏe nghi ngờ bị sốt xuất huyết, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

phong-ngua-sot-xuat-huyet
Phòng ngừa sốt xuất huyết

Tiến trình của bệnh

Theo các bác sĩ, sốt xuất hiện có thể phát hiện trong 3 ngày kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên. Có thể nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết qua tiến trình của bệnh như sau:

  • Ngày thứ 1: Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao bất thường, liên tục, họng đỏ khi nuốt không bị đau, mặt ửng đỏ, không bị ớn lạnh.
  • Ngày thứ 2: Tình trạng sốt cao liên tục tiếp tục xảy ra. Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết bắt đầu xuất hiện tại các vị trí như bụng, cổ, tay chân, mí mắt…
  • Ngày thứ 3: Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết trở nên rõ ràng. Bên cạnh sốt cao, người bệnh còn có thể có triệu chứng các bệnh lý khác như xuất huyết da niêm mạc, chảy máu răng, máu mũi, khó chịu, đau bụng, buồn nôn, ra huyết bất thường.

Khi xét nghiệm y tế, nếu Hct trong máu tăng 39-40%, tiểu cầu dưới 150.000 tế bào/mm3 thì tỷ lệ sốt xuất huyết lên đến 90%.

Nếu không kịp thời phát hiện và để sang ngày thứ 4,5, các triệu chứng của bệnh trở nên rõ ràng và phát triển nặng hơn, quá trình điều trị vì vậy mà gây ra nhiều khó khăn.

Để đối phó hiệu quả với dịch Sốt xuất huyết và các dịch bệnh bắt nguồn từ muỗi , không cách nào khác là tiêu diệt tận gốc nguồn bệnh. Vệ sinh môi trường, phòng chống muỗi, không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng là cách để bạn bảo vệ mình trước sự tấn công của những dịch bệnh nguy hiểm này!

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới