Đái dầm và viêm đường tiết niệu ở trẻ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Việc để ý đến triệu chứng của các bệnh liên quan đến đường tiết niệu sẽ giúp đảm bảo bé được điều trị kịp thời nếu có vấn đề xảy ra. Hơn nữa, hầu hết các căn bệnh này đều dễ dàng giải quyết khi được phát hiện sớm.

Đái dầm và viêm đường tiết niệu ở trẻ

Bác sĩ Nguyễn Hữu Định giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur sẽ chia sẻ những hiểu biết về các bệnh lý trên.

Chứng tè dầm

Ngay cả khi đã học được cách sử dụng nhà vệ sinh và giữ quần khô ráo suốt cả ngày, bé từ 2 đến 4 tuổi vẫn có thể tè dầm vào ban đêm. Điều này là hoàn toàn bình thường cho đến khi bé được 6 hoặc 7 tuổi. Sau độ tuổi đó, việc tè dầm vẫn được xem là bình thường nhưng nó có thể khiến bé xấu hổ đến mức tránh xa các hoạt động tập thể ở qua đêm hoặc ngủ lại nhà bạn bè.

Cha mẹ đừng cố gắng trừng phạt hay la mắng mỗi khi bé tè dầm, bởi điều này không phải là cố ý và hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của bé.

Khi nào thì trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu?

Những dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu bao gồm:

  • Nếu tần suất tiểu tiện của bé đột nhiên tăng lên (mỗi 5 phút/lần) nhưng mỗi lần chỉ thải ra một lượng ít nước tiểu
  • Nếu sự thay đổi tần suất này đi kèm với các đau, sốt hoặc mùi hôi.
  • Nếu bé bị đau bụng hoặc sốt không rõ nguyên nhân.
  • Bạn nên ngay lập tức báo với bác sĩ để kiểm tra nhiễm trùng bằng cách xét nghiệm nước tiểu.

Tỉ lệ nhiễm trùng ở bé gái thường cao hơn

Nguyên nhân bởi tại khu vực đầu niệu đạo, ống dẫn từ bàng quang ra ngoài ngắn và gần với hậu môn khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bàng quang.

Bạn cần lưu ý một số điều sau đây để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở bé gái:

  • Lau vùng kín của bé kĩ càng từ trước ra sau và dạy bé làm việc này.
  • Sử dụng giấy vệ sinh hoặc khăn ướt ngay sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế tắm bồn nhiều bọt xà phòng vì bọt có thể đi vào và kích bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Đảm bảo các bé gái uống nước lọc hoặc các loại nước khác thường xuyên. Bé phải đi tiểu mỗi hai hoặc bốn giờ trong ngày và nước tiểu sẽ gần như trong suốt nếu bé uống đủ nước.

Khi nào thì bạn nên lo lắng

Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bé bỗng nhiên tè dầm thường xuyên hơn vào ban đêm so với thời gian trước đó. Đây có thể là một dấu hiệu của chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hay thậm chí là bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc táo bón. Tương tự, nếu bé bỗng nhiên tè dầm vào ban ngày, chắc chắn bé đang gặp một số vấn đề về thể chất. Bất kì một sự thay đổi nào ở bé cũng cần phải được điều tra và khám kĩ lưỡng.

Quan sát dòng tiểu của bé

Bạn nên quan sát kỹ dòng tiểu của bé, đặc biệt là bé trai. Dòng chảy mạnh và đều chứng tỏ rằng mọi thứ hoàn bình hường. Ngược lại, dòng chảy yếu, nhỏ giọt, hoặc tã và quần lót luôn bị ẩm vì dính một lượng nước tiểu có thể là dấu hiệu của sự bất thường ở đường tiết niệu. Nếu bé phải gồng trong khi đi tiểu hoặc tốn nhiều thời gian để bắt đầu, bạn cần báo cho bác sĩ biết điều này. Vì đây cũng có thể là một dấu hiệu khác cho thấy đường tiết niệu của bé thật sự đang có vấn đề.

Màu và mùi                       

Nếu nước tiểu có màu hồng, hơi nâu hoặc tối và có mùi bất thường, nên mang ngay mẫu thử đến cho bác sĩ. Các vấn đề về gan hoặc thận có thể gây ra hiện tượng này và cần phải kịp thời điều tra nguyên nhân. Việc điều trị sớm có thể giúp thận tránh bị tổn thương.

Hầu hết các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hợp lý.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới