Danh mục những thuốc không nên sử dụng khi lái xe để hạn chế tai nạn

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Có rất nhiều loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn của người tham gia giao thông bao gồm buồn ngủ, khó tập trung, giảm nhận thức, giảm khả năng quan sát, phán đoán, thời gian phản ứng chậm và giảm các kỹ năng lái xe cơ bản khác.

Danh mục những thuốc không nên sử dụng khi lái xe để hạn chế tai nạn

Danh mục những thuốc không nên sử dụng khi lái xe để hạn chế tai nạn

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp những thuốc không nên sử dụng đối với người lái xe.

Danh mục những thuốc không nên sử dụng khi lái xe

Nhóm thuốc an thần, gây ngủ (benzodiazepine – BZDs): Một số thuốc trong nhóm này mà bạn không nên sử dụng bao gồm: chlordiazepoxide, diazepam, oxazepam… Nhóm thuốc an thần, gây ngủ thường được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc chứng lo âu, căng thẳng, mất ngủ và hoảng loạn,…

Những thuốc này thường được các Bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ để bệnh nhân ngủ ngon hơn, tuy nhiên việc sử dụng quá thường xuyên có thể khiến bệnh nhân bị lệ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, khiến bệnh nhân bị suy giảm thị lực, khiếm khuyết trong việc phối hợp các kỹ năng và nhận thức, đặc biệt trong thời gian 4 – 5 giờ sau khi sử dụng thuốc.

Nhóm thuốc an thần, gây ngủ (benzodiazepine - BZDs) người lái xe không nên dùng

Nhóm thuốc an thần, gây ngủ (benzodiazepine – BZDs) người lái xe không nên dùng

Nhóm thuốc kháng histamin: Một số thuốc trong nhóm thuốc histamin thế hệ 1 thường thấy bao gồm: promethazin hydroclorid, clorpheniramin maleat, brompheniramin maleat, diphenhydramin hydroclorid, hydroxyzin hydroclorid…Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đay cấp tính, ngứa do dị ứng, côn trùng đốt, ban đỏ…. Ngoài ra, những thuốc này còn đi qua được hàng rào máu – não nên có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương làm an thần, gây ngủ, do đó còn được chỉ định trong các trường hợp say tàu xe, chống buồn nôn.

Nhóm thuốc chống trầm cảm: Một tác dụng phụ phổ biến của thuốc chống trầm cảm chính là gây buồn ngủ, thuốc có thể làm ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện giao thông của người sử dụng.

Thuốc hạ huyết áp: Các Dược sĩ cho rằng, do đặc tính đặc trưng của thuốc hạ huyết áp khiến thuốc có thể gây một số tình trạng như choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi làm cản trở quá trình lái xe. Ngoài ra, nhóm beta-blocker và nhóm hủy giao cảm như clonidin, guanfacin và methyldopa có thể gây buồn ngủ, lú lẫn hoặc mất ngủ.

Nhóm thuốc kháng histamin có thể khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ

Nhóm thuốc kháng histamin có thể khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ

Thuốc giảm đau: Các thuốc nhóm opiates như morphin, codein, fentanyl, tramadol… gây buồn ngủ, chóng mặt và mất phương hướng. Ngoài ra,bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng  ibuprofen, ibuprofen tuy không gây buồn ngủ và chóng mặt, nhưng có thể làm giảm cơn đau của bạn, gián tiếp làm bạn cảm thấy thoải mái nhưng điều này có thể làm giảm sự phối hợp và thời gian phản xạ của bạn, khiến bạn phản ứng chậm khi có tình huống xấu xảy ra.

Thuốc hạ đường huyết: Theo những tin tức y học mới nhất, thuốc điều trị đái tháo đường như insulin, sulfonylurea… có nguy cơ khiến bạn bị hạ đường huyết quá mức gây rối loạn thị giác, nhìn mờ, mất ý thức, tim đập nhanh, lo lắng, ra mồ hôi…khiến bạn mất an toàn trong quá trình lái xe.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn vè biết cách hạn chế những thuốc có nguy cơ gây mất an toàn khi lái xe.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới