Danh sách thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mỗi loại chất dinh dưỡng lại có vai trò riêng trong việc bảo vệ sức khỏe. Khi cung cấp đủ chất dinh dưỡng cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Danh sách thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm

Danh sách thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm

Dưới đây Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ danh sách chất dinh dưỡng có trong thực phẩm hàng ngày:

Protein hay chất đạm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng có mặt trong thành phần của nhân và chất nguyên sinh của các tế bào động vật và thực vật. Quá trình sống là sự thoái hóa và tân tạo thường xuyên của protein. Vì vậy, hàng ngày cần ăn vào một lượng đầy đủ protein.

Lipit hay chất béo

Thành phần hóa học chính của lipit gồm các axit béo no, chưa no. Tính chất của lipit do các axit béo quyết định.

Vai trò dinh dưỡng của lipit:

  • Là nguồn cung cấp năng lượng, cứ mỗi 1g chất béo cho 9 kcal. Thức ăn giàu lipit là nguồn năng lượng cần thiết cho người lao động nặng, cần thiết cho thời kì phục hồi dinh dưỡng đối với người ốm.
  • Là nguồn dự trữ năng lượng: dưới da và mô liên kết chứa chất béo dự trữ.

Gluxit hay chất đường

Ðối với người, vai trò chính của gluxit là sinh năng lượng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hơn một nửa năng lượng của khẩu phần do gluxit cung cấp, 1g gluxit khi đốt cháy trong cơ thể cho 4 kcal. Ở gan, glucoza được tổng hợp thành glycogen. Gluxit ăn vào trước hết chuyển thành năng lượng, số dư một phần chuyển thành glycogen và một phần thành mỡ dự trữ.

Trong cơ thể luôn xảy ra quá trình phân giải gluxit để tạo năng lượng nhưng hàm lượng gluxit máu luôn ở mức 80-120 mg%. Ăn uống đầy đủ gluxit sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tối thiểu. Ngược lại khi lao động nặng nếu cung cấp gluxit không đầy đủ sẽ làm tăng phân huỷ protein. Ăn uống quá nhiều, gluxit thừa sẽ chuyển thành lipit và đến mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng béo phì.

Các loại vitamin

Nhiều loại vitamin là cấu tử của các men cần thiết cho quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Phần lớn các vitamin phải đưa từ thức ăn vào cơ thể. Dưới đây giới thiệu một số vitamin quan trọng nhất trong dinh dưỡng học.

Vitamin A.

Các bác sĩ tư vấn cho biết, trong cơ thể, vitamin A duy trì tình trạng bình thường của biểu mô. Khi thiếu vitamin A, da và niêm mạc khô, sừng hóa, vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm nhiễm như khô mắt, khô giác mạc.

Vitamin D.

Vitamin D là yếu tố kích thích sự tăng trưởng của cơ thể và chống còi xương. Vai trò chính của vitamin D là tăng hấp thụ canxi và photpho ở ruột non. Nó còn có tác dụng trực tiếp tới quá trình tạo xương.

Vitamin B1 (tiamin).

Thiếu vitamin B1 có thể gây độc cho hệ thống thần kinh, gây ra hàng loạt các rối loạn có liên quan tới các rối loạn dẫn truyền thần kinh như: táo bón, tê bì,  hồi hộp, ăn không ngon. Đó là các dấu hiệu của bệnh Beriberi. Vitamin B có trong các hạt ngũ cốc, rau, đậu, thịt nạc, lòng đỏ trứng, gan, thận.

Vitamin B1 có trong các hạt ngũ cốc, rau, đậu, thịt nạc, lòng đỏ trứng, gan, thận.

Vitamin B1 có trong các hạt ngũ cốc, rau, đậu, thịt nạc, lòng đỏ trứng, gan, thận.

Vitamin B2 (Riboflavin).

Vitamin B2 có tác động tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt, nhất là đối với sự nhìn màu. Khi thiếu vitamin B2 sẽ có tổn thương ở mắt bao gồm: giác mạc và nhân mắt. Riboflavin có nhiều trong các lá xanh, đậu đỗ, phủ tạng của động vật.

Vitamin pp ( niaxin, axit nicotinic).

Thiếu niaxin và tryptophan là nguyên nhân của bệnh Pellagra. Các biểu hiện chính của bệnh là viêm da, nhất là vùng da tiếp xúc ánh nắng mặt trời, viêm niêm mạc, ỉa chảy, có các rối loạn về tinh thần. Thịt gia cầm, bò, lợn nhất là phủ tạng chứa nhiều vitamin PP có nhiều trong thịt bò, lợn và gia cầm như gà, vịt,.. . Lớp ngoài của các hạt gạo, ngô, mì, đậu lạc vừng rất giàu vitamin PP.

Vitamin c ( axit ascorbic) .

Vitamin C tham gia nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng. Vitamin C còn kích thích tạo ra colagen của mô liên kết, sụn, xương, răng, mạch máu. Vì thế khi thiếu vitamin C, các triệu chứng thường biểu hiện là xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, đau mỏi xương khớp). Vitamin C rất dễ tan trong nước, do đó trong quá trình chế biến cần lưu ý để tránh sự hao hụt không cần thiết và tận dụng phần nước của thức ăn.

Các chất khoáng

Vai trò dinh dưỡng của các chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng và phong phú: Các muối photphat và cacbonat của canxi, ma giê là thành phần cấu tạo của xương, răng, đặc biệt cần thiết cho trẻ em, phụ nữ nuôi con bằng sữa.

Các chất khoáng

Các chất khoáng

Trong thức ăn các chất khoáng phân phối không đồng đều. Các thực phẩm trong đó tổng lượng các ion dương chiếm ưu thế được coi là nguồn các yếu tố kiềm. Thuộc loại này gồm có phần lớn rau lá, rau củ, quả tươi, sữa và chế phẩm của các thực phẩm này. Các thực phẩm có tổng lượng các ion âm chiếm ưu thế dẫn đến tình trạng toan của cơ thể sau quá trình chuyển hóa được gọi là thức ăn nguồn có yếu tố toan. Thuộc loại này gồm thịt, cá trứng, đậu, ngũ cốc.

Ngô Huệ – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới