Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tay chân miệng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ huynh có thể sớm phát hiện bệnh ở trẻ qua các dấu hiệu bệnh tay chân miệng sau đây.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Các bác sĩ cho biết sốt là dấu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ đầu tiên và phổ biến nhất. Khi bị nhiễm bệnh, trẻ thường sốt từ 38 – 39 độ, kèm theo cảm giác mệt mỏi, đau họng trong vài ngày đến một tuần.

Khi bệnh sang giai đoạn toàn phát, các mụn nước bắt đầu xuất hiện ở miệng, lưỡi có kích thước 2-3mm, sau đó tạo thành các vết loét trên miệng. Khi ở gia đoạn này, trẻ thường quấy khóc, biếng ăn do các mụn nước trong miệng bị vỡ, gây đau nhức khó chịu trong quá trình ăn uống của trẻ.

Sau khi lan vùng miệng, các mụn nước tiếp tục lan xuống lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các mụn nước ở tay chân không gây đau tuy nhiên ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và dễ lây truyền cho đối tượng khác, chúng tồn tại trên da từ 7 – 10 ngày trước khi tự mất.

Đau họng, miệng chảy nước bọt liên tục cũng là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ thường chủ quan.

Trong giai đoạn bệnh toàn phát, tác động của bệnh khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ, run chân tay khi cử động, hay giật mình…

Dấu hiệu tay chân miệng ở các vị trí chính
Dấu hiệu tay chân miệng ở các vị trí chính

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần ngay lập tức đến khám tại các cơ sở y tế sau 6-12h để được bác sĩ tư vấn quy trình điều trị hiệu quả nhất. Chân tay miệng có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim…

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để kịp thời chăm sóc cũng như hạn chế việc lây truyền dịch bệnh tại trường học, cần chú những điều sau:

  • Chế độ chăm sóc hợp lý, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ , tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng sát khuẩn.
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất, bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Đi khám bác sĩ và thực hiện tái khám đầy đủ để bác sĩ theo dõi được thường xuyên quá trình phát triển bệnh của trẻ và tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Các biện pháp phòng tránh tay chân miệng cho trẻ
Các biện pháp phòng tránh tay chân miệng cho trẻ

Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ không khó để nhận ra, tuy nhiên không ít các bậc phụ huynh vẫn chủ quan về bệnh hoặc nhầm lẫn dấu hiệu bệnh tay chân miệng với các bệnh lý khác, để lại nhiều bến chứng nguy hiểm. Ngay từ lúc này cha mẹ nên thực hiện và hướng dẫn trẻ thực hiện các phương pháp vệ sinh cơ thể để tránh xa không chỉ virus tay chân miệng mà còn nhiều loại vi khuẩn khác nữa.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới