Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Các bệnh về hô hấp trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng là những bệnh mà trẻ thường dễ mắc phải, đặc biệt là trong khoảng thời gian giao mùa, thời tiết thay đổi. Viêm mũi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, vậy dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ là gì?

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Các bác sĩ cho biết nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ là do phản ứng dị ứng của lớp niêm mạch mũi trước sự xâm nhập của bụi, khói, nấm móc, thay đổi thời tiết,… Hiện tượng dị ứng này sẽ xảy ra ở lớp nhày của hệ thống đường hô hấp trên họng, mũi và gây viêm.

Khi trẻ chơi các loài thú cung nuôi trong nhà cũng dễ mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng. Một số trẻ lại có cơ địa dị ứng nên khi tiếp xúc với các đồ ăn như hải sản, trứng, sữa,… cũng có thể làm trẻ bị dị ứng.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ là do phản ứng dị ứng của lớp niêm mạch mũi trước sự xâm nhập của bụi, khói, nấm móc
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ là do phản ứng dị ứng của lớp niêm mạch mũi trước sự xâm nhập của bụi, khói, nấm móc

Theo các chuyên gia Y tế Việt Nam thì trẻ em lại thường nghịch ngợm, ham chơi, có nhiều trẻ em lại hay nghịch đất cát, chơi trò chơi, chân tay lấm bẩn, lại không được rửa, vệ sinh sạch sẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn rất dễ xâm nhập qua đường hô hấp của trẻ.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ
  • Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ thường gặp đầu tiên đó là hiện tượng: ngứa mũi, hắt hơi, đau mỏi chân tay, nặng đầu, sốt khoảng 39 độ C.
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi, không muốn chơi đùa hay nằm lịm một chỗ, đêm thì không ngủ, quấy khóc . Hai hốc mũi của trẻ có hiện tượng bị ứ đọng nhiều dịch và sưng huyết đỏ.
  • Chảy nước mũi nhiều, nước mũi chảy trong, loãng. Khi thấy nước mũi chảy trẻ lại thường lấy tay trực tiếp gạt nước mũi nên đã gây ra tình trạng tấy đỏ vùng dưới mũi.
  • Trẻ có biểu hiện khó thở, quấy khóc.

Theo các bác sĩ thì tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ thường kéo dài khoảng từ 3 – 5 ngày sẽ thuyên giảm, trẻ sẽ cảm thấy dễ thở hơn, nước mũi bớt chảy, nhiệt độ cơ thể hạ không còn sốt nữa. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm như: viêm tai xương chũm, viêm phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng,…

Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên, đánh răng, rửa mũi, rửa chân tay
Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên, đánh răng, rửa mũi, rửa chân tay
  • Do trẻ có sức đề kháng yếu nên vi khuẩn dễ xâm nhập do vậy mà cha mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ các dinh dưỡng bằng việc tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như: rau, củ quả tươi, thịt đỏ, thực phẩm giàu omega 3,…
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh chăn, mà định kì để tránh vi khuẩn trú ngụ, luôn tạo cho trẻ môi trường thoáng mát, để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên, đánh răng, rửa mũi, rửa chân tay trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh và chơi đồ chơi.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, độc hại, hay cho trẻ tiếp xúc với các loài thú có lông.
  • Khi giao mùa cần giữ ẩm cơ thể cho trẻ, tránh để trẻ nhiễm lạnh.

Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất chính là cha mẹ luôn tạo cho trẻ môi trường sạch sẽ mọi nơi, hút hết bụi, bẩn, tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường vi khuẩn hoặc có thể bổ sung cho trẻ nhiều món ăn, bài thuốc Đông Y giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Hiền – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới