Điểm danh những thực phẩm “Vàng” nên cho trẻ ăn dặm trước năm 1 tuổi

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ, việc bổ sung những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ.

Điểm danh những thực phẩm “Vàng” nên cho trẻ ăn dặm trước năm 1 tuổi

Điểm danh những thực phẩm “Vàng” nên cho trẻ ăn dặm trước năm 1 tuổi

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội chia sẻ, bước vào giai đoạn ăn dặm các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại rau củ quả, trái cây. Cơ thể càng hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất sẽ càng tạo đà cho bé phát triển trong những giai đoạn tiếp theo.

Bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ đã có thể bắt đầu ăn đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Dưới đây là 7 thực phẩm cực kỳ cần thiết cho trẻ trước khi tròn 1 tuổi mà Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp để các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

Điểm danh những thực phẩm “Vàng” nên cho trẻ ăn dặm trước năm 1 tuổi

  • Dâu tây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong dâu tây còn chứa nhiều vitamin C, mangan, chất xơ, i-ốt rất tốt hệ tiêu hóa của trẻ cộng với việc sắc đỏ tươi của những quả dâu tây thực sự thu hút thị giác trẻ nhỏ. Mẹ nên cho trẻ ăn dặm Dâu tây từ 8 tháng tuổi trở đi. Mẹ rửa sạch dâu tây bằng nước muối, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, thêm nước lọc để hỗn hợp có độ đậm đặc vừa phải và cho bé thưởng thức.

Các bậc cha mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ

Các bậc cha mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ

  • Đào

Khi trẻ bắt đầu hành trình ăn dặm với đào, mẹ hãy chọn những quả màu hồng, vừa chín tới sau đó rửa sạch, gọt vỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Bé sẽ thích mê vị ngọt mềm khi ăn dặm với loại trái cây này. Theo những thông tin được đăng tải trên trang tin tức y học, trong đào có chứa nhiều giàu kali, các vitamin và khoáng chất giúp bé tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.

  • Cải xoăn

Loại rau lá xanh này giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, hỗ trợ sự phát triển của hệ xương răng trẻ em và chúng vô cùng thích hợp cho các bé ăn dặm từ 8 – 10 tháng tuổi. Mẹ nên hấp (không nên luộc) rau cải xoăn, sau đó xay nhuyễn mẹ nên hấp (không nên luộc) rau cải xoăn, sau đó xay nhuyễn mẹ nên kết hợp rau cải xoăn với các thực phẩm khác như: Chuối, cà rốt, khoai tây, cá hồi… để làm giảm nồng độ nitrat để tốt hơn cho sức khỏe trẻ em.

  • Đậu lăng

Để tránh các nguy cơ hóc đậu lăng mẹ nên hấp đậu sau đó nghiền nhuyễn rồi cho bé dùng, đậu lăng phù hợp với những trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi.

Đào là một trong những thực phẩm mẹ nên cho trẻ sử dụng

Đào là một trong những thực phẩm mẹ nên cho trẻ sử dụng

  • Cá hồi

Cá hồi rất giàu DHA, axit béo omega 3 tốt cho não bộ trẻ, đây cũng là một trong những thực phẩm ăn dặm mà mẹ nên bổ sung cho con trẻ. Mẹ có thể nấu cháo cá hồi với củ dền, phô mai hoặc nấu cháo cá hồi với cà rốt và rau chân vịt cho bé. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý đó là để trẻ làm quen với các loại hải sản nói chung và món cá hồi nói riêng, những ngày đầu, mẹ nên cho bé ăn một lượng vừa phải để quan sát phản ứng của con và kiểm tra xem bé có bị dị ứng hay không

  • Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng chứa nhiều vitamin E, A, axit folic, đồng, kẽm… rất tốt cho sức khỏe trẻ dưới 1 tuổi. Cho bé ăn một muỗng bơ đậu phộng vào buổi sáng là sự lựa chọn cực kỳ phù hợp.

  • Bí đỏ

Thành phần dinh dưỡng của bí đỏ chứa nhiều vitamin A, vitamin nhóm B, C, K cùng các nguyên tố vi lượng quan trọng khác như kali, phốt pho, magie, sắt, can xi và chất xơ. Trẻ thường xuyên ăn bí đỏ sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngừa giun sán, tăng cường thị lực và hỗ trợ cơ thể phát triển một cách toàn diện. Với cách làm truyền thống, mẹ có thể hấp bí đỏ, sau đó nghiền nhuyễn và tập cho bé ăn dặm. Mẹ cũng có thể nấu súp bí đỏ, cháo bí đỏ để kích thích khẩu vị của bé.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các mẹ đã biết cách bổ sung những thực phẩm vàng vào chế độ ăn dặm của con trẻ để trẻ phát triển một cách toàn diện.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới