Điều dưỡng Cao đẳng hướng dẫn chăm sóc trẻ khi tiêm phòng vaccine đúng cách

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trẻ em trong những năm tháng đầu đời cần tiềm rất nhiều mũi vaccine để tạo miễn dịch chủ động phòng chống một số bệnh thường gặp. Lúc này việc chăm sóc trẻ như thế nào là điều nhiều gia đình quan tâm.

Điều dưỡng Cao đẳng hướng dẫn chăm sóc trẻ khi tiêm phòng vaccine đúng cách

Điều dưỡng Cao đẳng hướng dẫn chăm sóc trẻ khi tiêm phòng vaccine đúng cách

Không giống như người trưởng thành, cơ thể của trẻ em rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài. Việc tiêm vaccine cũng dẫn đến những thay đổi trong cơ thể trẻ nên việc chăm sóc trước – trong – sau khi tiêm phòng cần được cha mẹ đặc biệt chú ý. Chia sẻ về vấn đề này trên Tin tức Y tế Việt Nam, Cử nhân Điều dưỡng Phạm Phương Lâm – Giảng viên Bộ môn Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur hi vọng sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích để chăm sóc trẻ tốt hơn sau khi tiêm phòng vaccine.

Một số vấn đề thường gặp khi trẻ đi tiêm phòng

Thường gặp nhất tình trạng sau tiêm phòng bé có thể gặp 1 số phản ứng nhẹ tại chỗ hoặc toàn thân – chỉ xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau tiêm vắc xin như:

  • Sưng/đỏ/đau nơi tiêm.
  • Sốt nhẹ dưới 38 độ.
  • Quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường.
  • Ăn/bú kém hơn.

Trẻ thường quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường sau khi tiêm phòng

Trẻ thường quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường sau khi tiêm phòng

Sau đó trẻ sẽ trở lại bình thường nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp có thể gặp tình trạng phản vệ với vaccine do trẻ dị ứng với thành phần trong vaccine gây nên những biểu hiện của sốc phản vệ, trẻ có thể nổi mày đay, khó thở, suy hô hấp, suy tuần hoàn thậm chí tử vong… Phản vệ thường xảy ra sau tiêm hoặc cách vài phút đến vài giờ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là tình trạng hiếm gặp tuy nhiên cần hết sức quan sát trong 24h đầu để phát hiện bất thường để xử lý kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ khi tiêm phòng

 Trước khi đi tiêm: Không nên cho trẻ bú quá no, hãy cho trẻ bú vừa đủ để tránh tình trạng trẻ đói thiếu năng lượng. Mặc áo quần rộng rãi dễ bộc lộ vị trí tiêm. Đảm bảo trẻ khỏe mạnh bình thường mới cho trẻ đi tiêm phòng, lưu ý nếu trẻ thuộc các trường hợp sau:

– Trẻ đang sốt, mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nào đó như: Viêm phổi, Sởi, thương hàn… khi nào trẻ khỏi bệnh hãy cho trẻ tới tiêm phòng.

– Trẻ có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ với loại vaccine đó ở lần tiêm chủng trước. Trẻ dị ứng với vaccine này nhưng không dị ứng với vaccine kia. Nên khi tiêm phòng hãy thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng với vaccine, kháng sinh của trẻ để bác sĩ có hướng lựa chọn vaccine phù hợp cho trẻ.

– Trẻ bị suy giảm miễn dịch do bệnh(( lao, HIV..) hoặc do đang điều trị hóa chất trong ung thư. Do những vaccine chứa VK,VR làm yếu chỉ an toàn với miễn dịch bình thường. Khi trẻ bị suy giảm miễn dịch thì những vaccine này không an toàn với trẻ, chúng sẽ trở thành tác nhân gây bệnh. Với trường hợp đặc biệt này thì bác sĩ điều trị sẽ thông báo và tư vấn cho gia đình.

Trong khi tiêm: Hỗ trợ NVYT dỗ trẻ, giữ trẻ để trẻ bớt sợ hãi giúp cho nhân viên y tế dễ dàng thực hiện kỹ thuật tiêm đúng nhất, đảm bảo trẻ nhận đủ lượng vaccine.

Chăm sóc trẻ đúng sách sau khi tiêm phòng vaccine
Chăm sóc trẻ đúng sách sau khi tiêm phòng vaccine

Ngay sau khi tiêm: Nên ở lại cơ sở tiêm phòng ít nhất 30p để theo dõi bất thường tức thời xảy ra. Mẹ và bé nên có sự cộng tác với nhau: cho trẻ bú nhiều hơn, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Các dấu hiệu bất thường cần lưu ý:

  • Trẻ sốt cao >39 độ liên tục trong 48h sau tiêm
  • Trẻ khóc nhiều, liên tục.
  • Co giật.
  • Khó thở, tím tái, nổi mày đay…

Tiêm phòng vaccine là một trong những cách bảo vệ trẻ đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên cách chăm sóc trẻ như thế nào trong suốt quá trình trước, trong và sau khi tiêm cũng quan trọng không kém giúp trẻ khỏe mạnh. Đặc biệt các cha mẹ cần lưu ý: Khi trẻ có các dấu hiệu gây hại đến sức khỏe như trên cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để kịp thời xử trí.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới