Điều dưỡng viên hướng dẫn mẹ cách xử trí khi trẻ bị hăm tã

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mùa hè nóng nực sắp đến cũng là lúc các bé có làn da nhạy cảm dễ bị hăm tã nhất, tuy nhiên hăm tã ở trẻ có thể xử trí hiệu quả nếu mẹ biết cách chăm sóc tốt trẻ ngay tại nhà.

Điều dưỡng viên hướng dẫn mẹ cách xử trí khi trẻ bị hăm tã

Điều dưỡng viên hướng dẫn mẹ cách xử trí khi trẻ bị hăm tã

Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu nếu mẹ ít thay tã, hoặc xuất hiện khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã…Hăm tã ở trẻ em cũng có thể do các nguyên nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài, không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt,…

Lạm dụng phấn rôm chính là một trong những nguyên nhân nữa gây hăm tã, thói quen thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong giúp bé có cảm giác thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm, tuy nhiên chính phấn rôm là một trong những thủ phạm làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Theo nhận định của các Bác sĩ chuyên khoa, khi trẻ bị hăm tã, thường xuất hiện những dấu hiệu sau: đỏ da ở vùng quấn tã và xung quanh bộ phận sinh dục, sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ. Những trẻ bị hăm tã không được điều trị sớm có thể gây loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ, quấy nhiễu, thậm chí kém ăn, ít ngủ dẫn đến sụt cân.

Lạm dụng phấn rôm chính là một trong những nguyên nhân nữa gây hăm tã

Lạm dụng phấn rôm chính là một trong những nguyên nhân nữa gây hăm tã

Cách xử trí khi trẻ bị hăm tã

  • Bước 1: Làm sạch

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thảo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, đây được xem là một trong những bước vô cùng quan trọng giúp phòng chống hăm tã cho trẻ, mẹ nên kiểm tra độ ẩm ướt của tã và thay cho bé, rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông, tránh mạnh tay khiến da bé bị xây xước nhiều hơn.

  • Bước 2: Giữ khô thoáng

Đừng vội quấn tã và quấn kín mít khiến bé đổ mồ hôi dễ làm hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh, nguyên tắc là phải đợi làn da của bé khô ráo mới mặc tã, nếu cần mẹ có thể cho bé để da trần, tạo cảm giác thông thoáng, khô ráo trước khi mặc tã mới.

  • Bước 3: Bôi kem chống hăm tã có tính bảo vệ và ngăn ngừa

Dược sĩ Đại học phân tích, mẹ cũng nên sử dụng kem chống hăm tã nhất là các loại có hoạt chất giúp se lành vết thương và tái sinh da, giúp tạo màng bảo vệ cho da bé, không nên thoa kem quá dày, vừa lãng phí vừa không hiệu quả vừa gây bít tắc lỗ chân lông ở trẻ.

Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé, phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới