Điều tri viêm phế quản mạn tính thế nào cho hiệu quả nhất?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm phế quản mạn tính khiến người bệnh ho dai dẳng, ho kéo dài, thường khạc đờm vào buổi sáng khi ngủ dậy. Bệnh thường kéo dài theo nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 3 tháng, ít nhất 2 đợt trong 1 năm, kéo dài trong 2 năm liên tiếp. Bệnh nặng sẽ khiến người bệnh xuất hiện tình trạng khó thở và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì vậy cần tính cực điều trị viêm phế quản mạn tính cho thật tốt.

Viêm phế quản mạn tính khiến người bệnh ho dai dẳng, ho kéo dài
Viêm phế quản mạn tính khiến người bệnh ho dai dẳng, ho kéo dài

Hậu quả của viêm phế quản mạn

Hậu quả của viêm phế quản mạn cũng giống như tắc nghẽn phổi mạn tính. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe người bệnh, chất lượng cuộc sống của mẹ và bé.

Với những người viêm phế quản mạn tính do những cơ bệnh tiến triển thường xuyên và tăng dần với những biến chứng nặng và chuyển sang phổi tắc nghẽn, nhiễm trùng phổi, phế quản, suy hô hập, tràn khí màng phổi, suy tim… khiến cho người bệnh suy giảm chức năng phổi, hạn chế về thể lực giảm chất lượng sống thậm chí có thể bị tàn phế và tử vong.

Những người thương xuyên phải điều trị các đợt viêm phế quản cấp tại bệnh viện hay tại nhà sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người bệnh cũng như gia đình. Vì vậy người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng khiến bệnh tật tăng lên thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm và nhiều bệnh khác.

Chính vì vậy ngay khi mới thấy có dấu hiệu người bệnh cần sớm đến các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị.

Cần tính cực điều trị viêm phế quản mạn tính cho thật tốt
Cần tính cực điều trị viêm phế quản mạn tính cho thật tốt

Điều trị viêm phế quản mạn tính

Để điều trị viêm phế quản mạn tính, bác sĩ sẽ xem xét tùy theo mức độ của các đợt cấp, người bệnh có thể được điều trị tại nhà hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị những đợt cấp bao gồm: Điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn nếu có, giãn cơ trơn phế quản, long đờm… Còn điều trị không dùng thuốc người bệnh sẽ được áp dụng biện pháp oxy liệu pháp nếu bị giảm máu ô xy hay dinh dưỡng, hô hấp liệu pháp, đặt ống dẫn lưu đờm theo tình trạng cơ thể.

Các phương pháp điều trị dự phòng bao gồm: Cai thuốc lá, thuốc lào và phòng chống nhiễm trùng hô hấp. Đặc biệt những bệnh nhân nghiện thuốc cần ngừng hút thuốc, không tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc.

Người bệnh cần được dự phòng nhiễm trùng hô hấp bằng việc dùng vắc xin, tiêm vắc xin phòng phế cầu, phòng cúm theo định ký và chỉ định của thầy thuốc. Cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những môi trường có nhiều khói bụi và ôi nhiễm, khói thuốc… Tránh việc tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột, vệ sinh răng miệng cẩn thận để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên.

Người bệnh cần điều trị và kiểm soát tốt viêm phế quản mạn tính, tăng cường phối hợp điều trị bệnh. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ giàu  chất đạm, vitamin A, D, E và các chất khoáng. Người bệnh cũng có thể sử dụng một số thảo dược như lá sen để hỗ trợ và phòng ngừa hô hấp mạn tính.

Khi bị viêm phế quản mạn tính cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, rèn luyện thể thao và dùng thuốc dự phòng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới