Dược sĩ Pasteur hướng dẫn cách bổ sung calcium để giúp xương chắc khỏe

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Calcium (canxi) là nguyên tố quan trọng đối với mỗi người, có vai trò trong cấu trúc xương, răng và tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, vậy làm thế nào để bổ sung canxi hiệu quả.

Dược sĩ Pasteur hướng dẫn cách bổ sung calcium để giúp xương chắc khỏe

Dược sĩ Pasteur hướng dẫn cách bổ sung calcium để giúp xương chắc khỏe

Vai trò của calcium đối với sức khỏe

Dược sĩ Đại học Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, Calcium có vài trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh, cấu trúc xương, răng và tham gia vào giúp sự co giãn các cơ, tham gia quá trình đông máu. Calcium có nhiều ở tép, tôm, mè đen, yến mạch, đậu nành, đậu cô ve, cua đồng, sữa bò tươi, phô mai, lòng đỏ trứng, cá nhỏ nấu nhừ xương, trà xanh, sữa bột tách béo, ngũ cốc, củ hành, rau muống, rau dền, cải bắp, rau bồ ngót.

Theo chia sẻ của các Dược sĩ tư vấn, có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị thiếu Calcium:

  • Do khẩu phần ăn thiếu calcium: Thức ăn chứa các chất cản trở hấp thu calcium: Rượu, thức uống có gaz, caffeine, chất chát, nhiều muối ăn cũng giảm hấp thu calcium.
  • Thiếu vitamin D cũng gây thiếu calcium
  • Cơ địa người đó không dung nạp được calcium
  • Do độ tuổi, phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh, nội tiết tố suy giảm cũng gây thiếu calcium.
  • Phụ nữ mang thai nhu cầu calcium tăng lên cho thai nhi nên cũng thiếu
  • Do bệnh lý suy tuyến cận giáp, bệnh suy thận
  • Do di truyền
  • Do một số thuốc cản trở hấp thu calcium như nhóm thuốc chống viêm steroid (dân gian hay gọi Đề Xa), hay thuốc có chứa sắt cạnh tranh hấp thu.

Một số dấu hiệu của hiện tượng thiếu calcium

  • Trẻ em: Khóc đêm, hay cáu giận, kém tập trung, chậm ngồi, giật mình, chậm đứng chững, chậm biết đi, còi xương, chậm lớn, sâu răng, chậm mọc răng, đổ mồ hôi trộm, chân vòng kiềng.
  • Người có tuổi: Loãng xương, khó vận động, đau nhức xương do thiếu calcium, gãy xương khó hồi phục, mất ngủ, suy nhược thần kinh, hay quên, tính khí thất thường.
  • Các triệu chứng khác: Khi lao động hay vận động mau mệt, tiêu hóa kém, vã mồ hôi, hồi hộp, chán ăn, co giật cơ mặt, tê mỏi chân tay, chuột rút, co rúm bàn tay khi hạ calcium huyết. Thiếu calcium cũng gây rụng tóc, móng tay có rãnh và dễ gãy, răng dễ vỡ, hay lo lắng, trầm cảm và ảo giác.

có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị thiếu Calcium

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị thiếu Calcium

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng viên uống calcium

Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, dạng viên sủi bọt chỉ dùng khẩn cấp, cấp cứu hay lúc bệnh nhân không uống được viên nén hay viên nang calcium,  không uống calcium dạng sủi bọt thường xuyên. Không uống calcium cùng sữa hay các thức ăn có vị chát như trà, trái cây non, lá non… vì sẽ tạo phức chất không hấp thu calcium được.

Không tự ý dùng calcium khi bạn đang bị sỏi thận, cao huyết áp, suy thận. Trường hợp này cần có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, không uống cùng lúc calcium với các thuốc khác có chứa sắt, đồng, kẽm… sẽ làm giảm hấp thu lẫn nhau. Điều này chú ý các phụ nữ mang thai phải uống cả các sản phẩm bổ sung sắt và calcium, do đó phải uống thuốc sắt và calcium cách nhau tối thiểu 1 giờ.

  • Không nên uống calcium vào buổi chiều tối, chỉ nên uống vào sáng hay trưa, hay xế.
  • Không uống calcium chung với rượu và thuốc lá vì sẽ làm giảm hấp thu calcium.
  • Không nên uống calcium lúc đói sẽ gây khó chịu, phải uống vào bữa ăn hay sau ăn.

Không được tiếp tục dùng calcium bổ sung khi thấy triệu chứng sau: Khát nước, buồn nôn, đi tiểu nhiều, rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp này nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới