Dược sĩ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur lưu ý khi sử dụng Ampicillin

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đây là loại thuốc kháng sinh thông dụng và thường xuyên bị lạm dụng trong quá trình điều trị bệnh. Thuốc có tác dụng chống lại những loại vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hoá, một số loại bệnh ngoài da như mưng mủ, bệnh áp-xe, đầu đinh, viêm tai, thận, bàng quang…

Dược sĩ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur lưu ý khi sử dụng Ampicillin

Dược sĩ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur lưu ý khi sử dụng Ampicillin

Cách sử dụng thuốc Ampicillin

Cách sử dụng thuốc một cách tốt nhất là người bệnh nên theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên dưới đây là khuyến cáo của Dược sĩ Trần Thu Dung – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyến cáo khi uống thuốc Ampicillin sau khoảng 2 giờ sau khi ăn và cần phải bổ sung một ly nước đầy khi bạn sử dụng thuốc. Nên uống thuốc vào một thời gian nhất định trong ngày để đạt được hiệu quả cao nhất từ thuốc. Trong quá trình sử dụng bạn nên sử dụng một cách điều độ và đặc biệt không được bỏ dở thuốc, tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy cơ thể khoẻ hơn sau một vài ngày.

Liều dùng ampicilin phụ thuộc vào loại bệnh, mức độ nặng nhẹ, tuổi và chức năng thận của người bệnh. Liều được giảm ở người suy thận nặng.

Người lớn: Liều uống thường 0,25 g – 1 g ampicilin/lần, cứ 6 giờ một lần, phải uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Với bệnh nặng, có thể uống 6 – 12 g/ngày.

Ðường tiêm: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch gián đoạn thật chậm từ 3 – 6 phút, 0,5 – 2 g/lần, cứ 4 – 6 giờ/lần, hoặc truyền tĩnh mạch.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc ngoài da: trẻ cân nặng dưới hoặc bằng 40 kg: 25 – 50 mg/kg/ngày chia đều nhau, cách 6 giờ/lần.

Những tác dụng phụ thông thường của thuốc

Theo Y tế Việt Nam, Ampicillin không gây buồn ngủ. Các tác dụng phụ phổ biến hơn của Ampicillin có thể bao gồm: tiêu chảy, buồn nôn, phát ban. Những tác dụng phụ này sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần tuy nhiên nếu những triệu chứng này không biến mất bạn phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng

  • Các triệu chứng giống cúm, sốt và đau nhức cơ thể.
  • Phát ban có màu đỏ hoặc tím lan rộng kèm theo cảm giác đau.
  • Các vết rộp có thể dẫn đến vỡ da.
  • Tiêu chảy kéo dài sau khi bạn ngưng dùng thuốc.
  • Tiêu chảy kèm với đau thắt dạ dày, tiêu chảy kèm với sốt.

Những tác dụng phụ thông thường của thuốc Ampicillin

Những tác dụng phụ thông thường của thuốc Ampicillin

Những lưu ý trước khi sử dụng Ampicillin

  • Nếu bạn đang mang thai, đang cho con bú hoặc dự định mang thai
  • Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo đơn hoặc thuốc không được kê đơn, chế phẩm thảo dược hoặc chất bổ sung theo chế độ ăn
  • Người bệnh dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác
  • Người bệnh bị nhiễm trùng dạ dày hoặc tiêu chảy

Một số thuốc tương tác với Ampicillin

  • Tetracyclines (ví dụ doxycycline) vì nó có thể làm giảm hiệu quả của Ampicillin
  • Probenecid vì nó có thể làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ của Ampicillin
  • Allopurinol vì nguy cơ của phát ban trên da có thể được tăng lên
  • Thuốc chống đông máu (Heparin, Warfarin) hoặc Methotrexate vì nguy cơ các tác dụng phụ của 2 loại thuốc này có thể tăng lên do tác động từ Ampicillin
  • Aminoglycosid (ví dụ Gentamicin), thuốc ngừa thai hoặc vắc xin phòng bệnh sốt thương hàn dạng uống, vì hiệu quả của chúng có thể bị giảm khi dùng chung với Ampicillin.

Nếu như bạn là một người yêu thích ngành Dược bạn có thể nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2017 về địa chỉ :

Cao đẳng Dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (Gần cầu vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0926.895.895 – 0466.895.895.

Nguồn: Văn bằng 2 Cao đẳng Dược

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới