Dược sĩ tư vấn những loại thuốc cần chuẩn bị cho trẻ nhỏ trong dịp Tết nguyên đán

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thời tiết Đông xuân thay đổi thất thường rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp, chính vì vậy chuẩn bị và dự phòng một số loại thuốc cơ bản là điều cần thiết đối với các gia đình có trẻ nhỏ.

Dược sĩ tư vấn những loại thuốc cần chuẩn bị cho trẻ nhỏ trong dịp Tết nguyên đán

Dược sĩ tư vấn những loại thuốc cần chuẩn bị cho trẻ nhỏ trong dịp Tết nguyên đán

Những loại thuốc cần chuẩn bị cho trẻ nhỏ trong dịp Tết nguyên đán

Ngoài việc chuẩn bị bánh kẹo cho dịp Tết nguyên đán sắp tới, mẹ cũng cần sắp xếp lại tủ thuốc gia đình và bổ sung thêm một số loại cần thiết trong kỳ nghỉ sắp tới, đặc biệt thuốc cho trẻ nhỏ.

  • Thuốc hạ sốt

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, thuốc hạ sốt an toàn nhất hiện nay là loại Paracetamol, Paracetamol có thể là viên nén, bột hoặc viên đạn (dùng nhét vào hậu môn),… Paracetamol chỉ được sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên, liều dùng 10-15 mg/kg cân nặng/lần, cứ 4-6 tiếng một lần. Paracetamol có thể hạ sốt do mọi nguyên nhân nhưng không thể sử dụng tùy tiện vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan thận của trẻ. Nếu uống Paracetamol vẫn không đỡ và thấy trẻ sốt cao (trên 39 độ) có thể bị co giật, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

  • Dung dịch bù nước

Mỗi gia đình nên dự trữ dung dịch bù nước Oresol đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán vì ngày Tết, trẻ dễ bị rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, không được tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ uống ngay mà phải để trẻ đi ngoài tự nhiên. Lúc này, những chất độc trong phân sẽ được cơ thể tống ra ngoài.

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, việc cho trẻ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ gây ứ đọng chất độc lại bên trong ruột và trẻ sẽ tiếp tục tiêu chảy. Điều cần làm lúc này là bù nước và muối khoáng cho trẻ bằng cách sử dụng Oresol, sử dụng 10 ml/kg Oresol cân nặng cơ thể. Trẻ cần được uống chậm từng muỗng để nước, khoáng chất thấm vào mạch máu. Nếu sau một ngày, trẻ vẫn còn tiêu chảy thì nên cho trẻ đến bệnh viện.

Dịp Tết trẻ rất dễ tiêu chảy, đi ngoài

Dịp Tết trẻ rất dễ tiêu chảy, đi ngoài

  • Thuốc táo bón

Ăn nhiều chất đạm, mỡ, trong khi ăn ít rau, chất xơ,…khiến trẻ có nguy cơ táo bón rất cao, lúc này việc sử dụng tuýp Glycerin để bơm vào hậu môn trong trường hợp 3, 4 ngày trẻ không đi tiêu. Tuýp Glycerin có tác dụng làm mềm phân và bôi trơn khi trẻ rặn, phân theo đó ra ngoài dễ dàng. Để giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa,…

  • Thuốc nhỏ mắt, mũi

Dược sĩ Đặng Thị Dương giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, cha mẹ cũng nên chuẩn bị một số thuốc nhỏ mũi, thông dụng nhất là nước muối sinh lý 0,9% hoặc Naphazolin (loại dùng cho trẻ em), Otrivin 0,05% được sử dụng khi trẻ bị nghẹt mũi.

  • Thuốc ho

Ngoài ra, theo các Dược sĩ Đại học dịp tết mỗi gia đình nên chuẩn bị một số thuốc sát trùng, cồn 70 độ và bông, gạc đề phòng trẻ chơi, đùa nghịch bị trầy xước da. Đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc chuẩn bị thêm thuốc dạng siro chứa thuốc kháng sinh histamin làm dịu ho cho trẻ. Nếu là thuốc trị ho loại viên có chứa codein thì chỉ dành cho người lớn.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới