Giảm nỗi lo bệnh tật nhờ cây đinh lăng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng là thành phần có nhiều tác dụng chữa bệnh nhất, chúng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch. Lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, chống dị ứng, kiết lỵ…

Cây linh lăng có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây linh lăng có nhiều tác dụng chữa bệnh

Công dụng của cây đinh lăng

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, cây có thân nhẵn, không gai, cao khoảng 0,8 đến 1,5 m. Lá đinh lăng là lá kép 3 lần xẻ lông chim, có chiều dài từ 20-40 cm. Có cuống gầy dài phiến lá chét có răng cưa không đều, có mùi thơm đặc trưng. Loại cây này có Cụm hoa hình chùy 7-18 mm, nhiều tán, mang có nhiều hoa nhỏ.

Lâu nay đinh lăng vốn là một loại cây quen thuộc với mọi người. Định lăng có nhiều công dụng như làm cảnh, làm rau sống…Bên cạnh đó nó còn được dùng làm thuốc hoặc bồi bổ tăng lực, suy nhược cơ thể.

Rễ đinh lăng có công dụng làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược, mật mỏi gầy yếu, thoái hóa cột sống lưng. Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Thân và cành của đinh lăng có thể chữa tê thấp, đau lưng.

Một số bài thuốc từ cây đinh lăng

– Bồi bổ cho sản phụ: Thông thường phụ  nữ sau khi sinh, sức khỏe yếu nên dùng lá đinh lăng nấu cùng canh với thịt hoặc cá để bồi bổ cho cơ thể. Chúng có tác dụng gần tương đương với nhân sâm. Cách làm: Lấy 200g lá đinh lăng rửa sạch, canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới và ăn khi còn nóng. Chúng giúp cơ thể sảng khoái và đẩy các độc tố ra ngoài.

Rủ đinh lăng được dùng để làm nhiều loại thuốc
Rủ đinh lăng được dùng để làm nhiều loại thuốc

– Thông tia sữa, căng sữa: Lấy 40g rễ đinh lăng, 3 lát gừng tươi sau đó đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Uống làm 2 lần trong ngày khi còn nóng.

– Chữa ho lâu ngày:  Liều lượng: Rễ đinh lăng, đậu săn, rễ cây dâu, bách bộ, nghệ vàng, rau tần dày lá mỗi loại 8gr, gừng khô 4gr, củ xương bồ 6gr. Cho tất cả vào nồi đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày lúc thuốc còn nóng.

– Chữa sưng đau cơ khớp: Dùng 40gr lá đinh lăng tươi giã nhuyễn, đắp lên vết thương, chỗ sưng đau.

Phòng co giật ở trẻ: Cách dùng: Lấy lá non và lá già đem phơi khô rồi lót vào gối hoặc trải giường để trẻ nằm.

– Chữa đau lưng mỏi gối, tê thấp: Sử dụng cả thân và cành đinh lăng với liều lượng khoảng 20 – 30gr, sắc lấy nước uống chia 3 lần trong ngày.

– Chữa thiếu máu: Dùng rễ đinh lăng, thục địa, hà thủ ô, hoàng tinh, mỗi loại 100g, tam thất 20g. Tất cả các vị đem tán thành bột và sắc uống ngày 100g.

Lưu ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì có thể sẽ bị say và mang lại tác dụng ngược.

Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới