Hãy để chúng tôi những người bác sĩ được sống trọn vẹn với nghề

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đối với nhiều bác sĩ đã và đang công tác tại các bệnh viện không phải họ không có trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề mà bởi vì họ đã quá mệt mỏi trước những phán xét áp lực của dư luận.

Truyền thông đang ngày càng khẳng định được vai trò tầm quan trọng của mình khi định hướng dư luận xã hội. Bên cạnh những lợi ích có không ít những mặt trái có thể gây ảnh hưởng tới cả một thế hệ mà truyền thông mang lại. Ngành Y cũng chịu không ít những ảnh hưởng của truyền thông đem lại nhất là đối với các bác sĩ, điều dưỡng viên trong hệ thống bệnh viện.

Hãy để chúng tôi những người bác sĩ được sống trọn vẹn với nghề

Bác sĩ gặp áp lực cao vì dư luận

Nhiệm vụ trách nhiệm đầu tiên của người bác sĩ là thăm khám, chẩn đoán điều trị bệnh cho mọi người. Họ luôn phải chịu những áp lực từ công việc từ chính những người bệnh nhân – người nhà bệnh nhân- dư luận-truyền thông.

Đang giảng dạy tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bác sĩ Trường Giang chia sẻ: Có nghề nào bạc như ngành Y, bác sĩ làm cả ngàn việc tốt, cứu cả hàng ngàn người thì không ai hay nhưng chỉ cần một lỗi nhỏ cả vạn người lên tiếng chửi rủa phán xét. Tự bao giờ bác sĩ lại như một kẻ tội đồ, nhìn đâu cũng soi ra lỗi của họ. Nào là không mỉm cười với bệnh nhân, không đón tiếp cẩn thận, ngay cả khi gác chân lên ghế… cũng bị bêu rếu chửi rủa với đủ lời lẽ. Có một số bộ phận bác sĩ quát tháo bệnh nhân, hoặc nhận phong bì … đều bị mọi người lên án cay nghiệt thì chính những bác sĩ tận tâm với nghề cũng cảm thấy xấu hổ chứ không riêng dư luận. Tất cả những áp lực công việc, những phán xét cay nghiệt từ người nhà bệnh nhân tới truyền thông, dư luận, cấp trên khiến bác sĩ cảm thấy sợ hãi, chán chường.

Những góc khuất không ai thấu

Ít ai biết rằng ở đâu đó khuất ngoài hành làng bệnh viện, ở góc phòng trực cấp cứu các bác sĩ, điều dưỡng đang ăn tạm những mẩu bánh mỳ, ly mỳ tôm … cho kịp giờ trực trước giờ thăm khám. Có ai biết rằng bác sĩ, điều dưỡng viên vô cùng mệt mỏi vì những ca trực đêm kéo dài vô cùng mệt mỏi, có những sinh viên điều dưỡng luôn túc trực ở bên bệnh nhân lúc nửa đêm dù sáng mai phải lên lớp sớm.

Điều dưỡng viên Ngọc Mai công tác tại bệnh viện Bạch Mai theo học Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Tôi đã chứng kiến không ít những người bệnh buông lời chửi rủa miệt thị bác sĩ, điều dưỡng ngay trong quá trình thăm khám bệnh, thậm chí bác sĩ có thể bị hành hung bất cứ lúc nào. Có những bạn đồng nghiệp đã bị tát vào mặt bởi vì cho rằng điều dưỡng cố tình tiêm “đau” cho họ, mà có cây kim nào chọc vào người lại chẳng nhói đau một chút. Những người hành nghề bác sĩ đã và đang phải hứng chịu những tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần cùng với những buồn tủi, chán nản mệt mỏi với nghề.

Quy luật sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh khỏi cũng như năng lực cứu chữa người bệnh của bác sĩ có giới hạn. Mỗi khi chứng kiến sự ra đi của người bệnh đằng sau đó những nỗi đau cắn dứt dày vò lương tâm người bác sĩ bất lực không thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Người nhà bệnh nhân đau một thì bác sĩ đau mười, vậy nhưng sau bao nỗ lực cố gắng cứu người bác sĩ chỉ nhận lại sự căm hận, chỉ trích lên án của người nhà bệnh nhân của dư luận xã hội. Không ai thấu hiểu cho những hi sinh thầm lặng những giằng xé tâm can, nỗi đau chất chứa của người hành nghề bác sĩ ngay cả những người thân cận kề.

Bạn Lê An sinh viên đang theo học Xét tuyển Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Quyền lực của truyền thông lớn vô cùng có thể đưa một cá nhân, một hành động lên tầm cao tiêu biểu nhưng cũng có thể dìm người ta xuống dưới đáy của sự sỡ hãi, dè bỉu. Đối với ngành y chỉ xin một sự công tâm, công bằng, sự đánh giá nhìn nhận mọi vấn đề khách quan nhất và sự cảm thông từ mọi người. Hãy để chúng tôi sống trọn vẹn với nghề chứ không phải sống bằng dư luận.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới