Hãy trở thành bệnh nhân thông thái khi đi khám chữa bệnh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tâm lý người Việt đi khám bệnh ai cũng muốn mình được ưu ái hơn người khác bằng cách họ đưa tiền cho Bác sĩ để được khám sớm hơn, kĩ hơn, thuốc tốt hơn.

Không rõ bệnh nhân phải đưa phong bao cho Bác sĩ từ bao giờ nhưng hầu như ai cũng có tâm lý chuẩn bị tiền để được cán bộ nhân viên Y tế đối đãi tốt hơn. Chính bệnh nhân tự làm khổ mình khi có suy nghĩ như vậy.

Hãy trở thành bệnh nhân thông thái khi đi khám chữa bệnh

Những điểm đen trong ngành Y

Một số sự việc nổi cộm trong ngành Y đã khiến cho người dân bức xúc khi tham quá trình khám chữa bệnh. Đôi khi người bệnh không hiểu rằng chính mình là người làm hư Bác sĩ khi cố gắng nhồi nhét tiền vào tay, vào túi họ. Nên nhớ nhiệm vụ khám chữa bệnh cứu người thuộc về những người trong ngành Y họ không thể làm ngơ khi tính mạng bệnh nhân cận kề nguy hiểm.

Mỗi ngày của một nhân viên y tế với bao nhiêu bận rộn, khối lượng công việc lớn, ai cũng phải hoàn thành trọng trách công việc của mình dù chỉ là đón tiếp bệnh nhân. Chị Thùy Dương phụ trách văn phòng tại một bệnh viện ở Hà Nội đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược buổi tối chia sẻ: Nhân viên y tế luôn phải đảm bảo làm việc đúng giờ dù trời nắng hay mưa, tắc đường hay ốm đau cũng không được biện minh cho sự chậm trễ của mình. Chính vì vậy ai cũng cảm thấy mệt mỏi vì áp lực công việc cao, giờ giấc căng thẳng. Với nhân viên Y tế họ không có thêm thu nhập ngoài mà chủ yếu dựa vào lương, nhiều người nghĩ họ có chế độ đãi ngộ phụ cấp tốt nhưng thực tế không hề như vậy.

Mỗi sáng một bệnh viện lớn tại Hà Nội có thể đón khoảng 1.200 bệnh nhân nhưng tập trung chủ yếu vào 9-10 giờ. Lúc này ai cũng xô đẩy, mau chóng muốn đến lượt mình khám bệnh, cả một đám đông trong không gian hẹp khiến bầu không khí ngạt thở, không chỉ bệnh nhân và Bác sĩ cũng cảm thấy mệt mỏi.

Bác sĩ Tuấn Anh phụ trách giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: Người đến khám bệnh cũng rất đa dạng từ già trẻ lớn bé đến giàu nghèo khác nhau thậm chí cả những đứa trẻ lọt lòng cũng phải vào viện. Mỗi người một suy nghĩ, trình độ, văn hóa, lối sống ứng xử khác nhau ai hành xử với Bác sĩ, nhân viên y tế ra sao thì họ vẫn phải hoàn thành công việc của mình. Với họ chỉ cần một lần thái độ, không giữ được bình tĩnh với bệnh nhân sẽ trở thành vết nhơ cả cuộc đời. Vậy nhưng có không ít người bệnh đi khám với bao bức xúc, họ ngại đi viện,họ ngại tốn kém họ ngại xếp hàng chờ đợi khám bệnh và dẫn đến hiện tượng đút lót phong bì cho nhân viên Y tế để được ưu ái hơn.Thực tế ai cũng muốn được chen lên trên, muốn lợi ích cho mình trước nhất. Rõ ràng bệnh nhân đã làm hư Bác sĩ, họ tự đặt áp lực, bức xức cho bản thân mình và cho tất cả những ai làm việc trong bệnh viện.

Hãy là một bệnh nhân thông thái

Sinh viên Ngọc Vân học Trường Cao đẳng Y Dược Pastuer chia sẻ: Để trở thành một bệnh nhân thông thái không hề khó, các bạn nên hiểu rằng sau khi chẩn đoán bệnh Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để chữa bệnh và sẽ có những loại thuốc có tính chất bổ trợ tăng cường sức khỏe như thuốc bổ, đôi khi thực sự không cần thiết. Tuy nhiên theo nguyên tắc Bác sĩ phải hướng tới lợi ích sức khỏe cao nhất cho bệnh nhân, bởi vậy khi đón nhận đơn thuốc người bệnh có thể lựa chọn mua thuốc tại bệnh viện hoặc mua ở ngoài.

Bác sĩ không bắt buộc bạn phải mua thuốc trong bệnh viện. Đầu tiên bạn nên tìm hiểu thông tin của thuốc trên google để hiểu rõ tác dụng của thuốc. Sẽ có những loại thuốc đắt tiền nhưng công dụng chỉ là thuốc bổ nếu cảm thấy không cần thiết có thể bỏ qua, tốt nhất mọi người vẫn nên thực hiện theo chỉ định của Bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.

Đôi khi bệnh nhân chủ động đi trong đều về mọi việc đi khám bệnh sẽ thấy chẳng có gì nặng nề cả. Bởi chẳng có một nhân viên y tế nào cố bắt chẹt, ăn tiền của bệnh nhân. Mặc dù không thể tránh khỏi một số bộ phận nhân viên y tế có hành động vòi tiền bệnh nhân nhưng đừng đánh giá, phán xét ngành Y một cách cào bằng. Bời vì có rất nhiều những người thầy thuốc, nhân viên y tế đang ngày đêm cố gắng nỗ lực để xây dựng một ngành Y tốt hơn cho bệnh nhân và cả xã hội.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới