Hiện đang có những loại loãng xương nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Loãng xương là bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi, nhưng thường không được quan tâm nhiều, chỉ khi có các triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày thì mới được điều trị.

Có những loại loãng xương nào?

Hiện đang có những loại loãng xương nào?

Cùng tìm hiểu về các mức độ bệnh lý bệnh loãng xương và các loại loãng xương hiện nay nhé!

Định nghĩa bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Độ chắc của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.

− Khối lượng xương được biểu hiện bằng:

+ Mật độ khoáng chất của xương (Bone Mineral Density – BMD).

+ Khối lượng xương (Bone Mass Content – BMC).

− Chất lượng xương phụ thuộc vào:

+ Thể tích xương.

+ Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất khoáng của xương).

+ Chu chuyển xương (Tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình sửa chữa cấu trúc của xương).

Phân loại loãng xương như thế nào?

  • Loãng xương người già (Loãng xương tiên phát)

− Đặc điểm:

+ Tăng quá trình huỷ xương.

+ Giảm quá trình tạo xương.

Nguyên nhân gây loãng xương:

+ Các tế bào tạo xương (Osteoblast) bị lão hoá.

+ Sự hấp thu calci ở ruột bị hạn chế.

+ Sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (nữ và nam).

Phân loại loãng xương như thế nào?

Phân loại loãng xương như thế nào?

− Loãng xương nguyên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp đốt sống.

  • Loãng xương sau mãn kinh

Loãng xương sau mãn kinh làm nặng hơn tình trạng loãng xương do tuổi ở phụ nữ do giảm đột ngột oestrogen khi mãn kinh.

− Đặc điểm:

+ Tăng quá trình huỷ xương.

+ Quá trình tạo xương bình thường.

  • Loãng xương thứ phát

Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây:

Các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương

− Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu calci hoặc tỷ lệ calci/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D… Vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, Thầy thuốc tư vấn khuyên đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.

− Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.

− Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp.

− Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.

− Bị mắc một số bệnh: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…), bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mạn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protein… làm ảnh hưởng chuyển hoá calci và sự tạo xương, bệnh suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất calci qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp.

− Sử dụng dài hạn một số thuốc: thuốc chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới