Hướng dẫn cách phòng tránh chứng đau tai khi đi máy bay

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện tượng đau tai khi đi máy bay rất phổ biến dù bạn đi lần đầu hay đã đi nhiều lần. Do đó những kiến thức về cách phòng tránh là điều bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Hướng dẫn cách phòng tránh chứng đau tai khi đi máy bay
Hướng dẫn cách phòng tránh chứng đau tai khi đi máy bay

Đau tai khi đi máy bay là do sự thay đổi áp suất

Khi máy bay cất cánh lên độ cao khoảng trên 10km, hành khách sé bắt đầu xuất hiện cảm giác đau tai. Cảm giác được mô tả là hơi đau, như có sức ép bên trong tai, cảm giác ù tai như bị bịt lại, như ở dưới nước. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một chấn thương tai giữa do khí áp, do sự thay đổi độ cao và áp suất đột ngột.  Làm mất cân bằng áp suất của tai giữa và khoang máy bay.

Sở dĩ bạn đau tai là do màng nhĩ phồng lên hoặc lõm xuống do thay đổi áp suất không khí. Không khí ở tai giữa bị hút liên tục và được bù lại qua vòi nhĩ, khi đó áp lực không khí ở cả hai phía của màng nhĩ ở trạng thái cân bằng. Nhưng khi vòi nhĩ bị tắc, áp lực không khí ở mỗi phía khác nhau. Áp lực trong tai giữa không cân bằng và bạn cảm thấy ù tai. Khi đó màng nhĩ không thể rung bình thường, vì thế âm thanh bị bóp nghẹt hoặc bị tắc nghẽn. Tai đau là do màng nhĩ bị kéo căng ra.

Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn do vòi nhĩ ở tai trẻ em hẹp hơn người lớn.

Đặc biệt, nếu bạn đang bị cảm lạnh, ngạt mũi, viêm mũi… thì tình trạng đau tai càng nặng hơn. Do vòi nhĩ nối tai giữa với mũi và họng ở phía sau, nên khi các cơ quan này bị viêm nhiễm, sưng nề có thể gây tắc vòi nhĩ làm khả năng cân bằng áp suất vốn đã giảm, khi đi máy bay sẽ nghiêm trọng hơn thậm chí ảnh hưởng tới thính lực, đau tai, chóng mặt…

Cách phòng đau tai khi đi máy bay

Tin tức mới nhất trong ngày có đề cập đến vấn đề phòng tránh đau tai khi đi xe máy như sau: Đầu tiên, làm thông tai lúc cất cánh và hạ cánh bằng cách bịt mũi, ngậm miệng và nuốt hơi nhẹ nhàng. Động tác này sẽ giúp cân bằng áp lực giữa tai và môi trường.

Uống nước, nhai kẹo cao su hoặc cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình khi máy bay cất cánh và hạ cánh cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Nhai kẹo cao su khi máy bay cất cánh giúp bạn phòng ngừng chứng đau tai

Nhai kẹo cao su khi máy bay cất cánh giúp bạn phòng ngừng chứng đau tai

Dùng nút lỗ tai có đầu lọc ( Mua tại hiệu thuốc, cửa hàng tại sân bay…) để làm cân bằng áp lực lên màng nhĩ khi cất cánh và hạ cánh.

Cuối cùng, nếu như có thể thì không nên đi máy bay khi đang bị cảm lạnh, sung huyết hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Nếu như cần phải đi có thể sử dụng một số loại thuốc chống sung huyết như thuốc xịt mũi oxymetazolin, Actifed… dùng 1 giờ trước khi cất cánh và 1 giờ trước khi hạ cánh.

Đau tai sau bao lâu thì hết

Theo kinh nghiệm của bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bà Hoàng Thị Hậu cho biết, thông thường sau khi hạ cánh cùng với các động tác nhai nuốt… cảm giác đau, ù tai sẽ hết. Bạn có thể giảm đau tai khó chịu bằng cách cân bằng áp suất với thủ thuật Valsalva như sau: Bịt chặt mũi, ngậm đầy không khí vào miệng, dùng cơ má và họng nhẹ nhàng đẩy không khí vào sau mũi như thể bạn cố đẩy ngón cái và các ngón tay sẽ bật khỏi mũi. Khi nghe thấy tiếng “pốp” to trong tai là thành công

Tuy nhiên nếu như tai vẫn tắc sau khi đã xuống mặt đất vài giờ, các bạn làm đủ các mẹo nhưng vẫn không hết khó chịu. Hoặc có những triệu chứng bất thường như mất nghe, chảy nước tai, sốt… bạn cần tới khám và điều trị tại chuyên khoa tai mũi họng.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới