Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh đau mắt đỏ hay có tên gọi khác là viêm kết mạc là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu, kết mạc mi. Bệnh có tính chất dễ lây lan và thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ

Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ 

Trao đổi với bác sỹ Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về các nguyên nhân và triệu chứng  của bệnh đau mắt đỏ.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân đầu tiên là do virus: là nguyên gây bệnh hay gặp nhất. Bệnh rất dễ lây lan cho mọi người xung quanh khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt là với nước mắt bệnh nhân.

Nguyên nhân thứ hai là do vi khuẩn: gây viêm kết mạc thường gặp là Hemophilus Influenza , Staphylococus, …đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị. Trường hợp này sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân thứ ba là do dị ứng: chiếm từ 15%- 40%, tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát.

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Theo các bác sĩ tư vấn, các triệu chứng của viêm kết mạc tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì, thường lây truyền và kéo dài sau 3-5 ngày kể từ ngày bắt đầu bệnh. Cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau.

Nếu bạn bị viêm giác mạt do virus thì thông thường các triệu chứng hay gặp là: ngứa, chảy nước mắt – cộm xốn nhiều, Phù mi kết mạc, chói sáng khi biến chứng khô mắt – thâm nhiễm giác mạc, giảm thị lực, có thể chỉ bị một bên hoặc cả hai bên mắt.

Nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn lại có các triệu chứng như: xuất hiện nhử có màu vàng hoặc màu xanh xung quanh mí mắt gây cho bạn cảm giác khó chịu vì không mở được mắt vào mỗi sáng, ngứa và chảy nước mắt. Trong một số trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi, có thể bị một hoặc cả hai mắt.

Trường hợp thứ ba, nguyên nhân gây đau mắt đỏ do dị ứng thì các triệu chứng nhẹ hơn nhiều và không có tính chất lây lan như trong 2 trường hợp phía trên, bạn sẽ chỉ có các biểu hiện như chảy nước mắt, ngứa và thường đi kèm với viêm mũi dị ứng, sau khi bị đau sang cả 2 bên mắt thì sẽ khỏi.

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Điều trị bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Cùng lắng nghe chia sẻ của bác sỹ Dương Trường Giang giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về cách điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Bệnh đau mắt đỏ có những nguyên nhân xuất phát từ các hướng khác nhau và trong mỗi trường hợp khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Chính vì vậy, để điều trị triệt để chúng ta phải xem nguyên nhân gây bệnh là từ đâu.

Nếu bệnh viêm kết mạc do virus: bệnh thường tự giới hạn trong vài ngày mà không cần điều trị. Bệnh nhân có thể chườm lạnh, rửa mắt bằng nước lạnh và sạch để giảm bớt triệu chứng khó chịu.

Trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn: sử dụng kháng sinh nhỏ mắt và hoặc mỡ tra mắt theo kê đơn và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp viêm kết mạc do dị ứng: tránh tiếp xúc tác nhân gây dị ứng, sử dụng kháng viêm – kháng dị ứng, ổn định dưỡng bào nhỏ tại chỗ hay đường uống theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Chia sẻ của bác sỹ Trần Tú Anh giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ có thể gặp và mắc ở bất kỳ ai, tuy nhiên bệnh không có tính chất nguy hiểm và thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân hè và thường có tính chất lây lan theo diện rộng. chính vì vậy phòng và ngừa bệnh đau mắt đỏ là hoàn toàn có thể. Dưới đây là một số lưu ý để phòng bệnh:

  • Trong gia đình cũng như ở cơ quan nên tập thói quen sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng, đặc biệt nên luyện cho trẻ nhỏ thói quen này.
  • Khi ra đường để tránh khói bụi nên sử dụng kính che bụi, khẩu trang, trong trường hợp dính bụi vào mắt thì không dụi mắt, che miệng- mũi khi hắt hơi, chảy mũi. Nhỏ nước rửa mắt sinh lý sau khi ra ngoài đường về để loại bỏ bụi bẩn vương vào mắt.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh đau mắt đỏ ở nơi công cộng.
  • Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…vào khẩu phần ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng cho mắt của bạn.
  • Vì viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân và có thể gây nên giảm thị lực không hồi phục nên bạn cần đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt theo định kỳ để phát hiện và có phương pháp chăm sóc đôi mắt tốt nhất.

Nguyễn Thu – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới