Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản đòi hỏi mẹ có sự tỉ mỉ, khóe léo và chú ý đến từng chi tiết để đưa ra cách chăm cóc bé cho hợp lý, cùng với đó sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.

Trẻ rất hay bị viêm tiểu phế quản trong thời tiết giao mùa
Trẻ rất hay bị viêm tiểu phế quản trong thời tiết giao mùa

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản khi ở nhà

Nếu bạn nhận định trẻ bị viêm tiểu phế quản thì cần theo dõi trẻ cẩn thận, nếu bệnh có những chuyển biến nặng như bỏ bú, thở nặng nề, ho nhiều  . . . thì cần cho trẻ đi bệnh viện kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Khi trẻ có những biểu hiện bệnh thì mẹ nên biết cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại nhà như:  tiếp tục cho trẻ ăn uống, bú sữa đầy đủ, vì điều này sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Đồng thời với việc bú sữa thì cũng cần cho trẻ uống nhiều nước.

Nếu trẻ có những biểu hiện sốt cao thì nên giúp trẻ hạ sốt ngay. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là không nên cho trẻ sử dụng thuốc có thành phần aspirin, vì hoạt chất này có thể gây hại đến gan và não cho bé.

Nếu trẻ bị ho thì mẹ nên sử dụng những loại thuốc thảo dược để giúp bé giảm ho và hình thành đờm trong cổ họng.

Mẹ phải vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho bé hàng ngày. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh hàng ngày cho bé. Nếu trẻ có nước mũi, mẹ tuyệt đối không được sử dụng nước miệng để hút.

Khi thực hiện chăm sóc trẻ thì mẹ cũng phải vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé tốt hơn.

Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho bé hàng ngày
Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho bé hàng ngày

>> Hãy truy cập vào chuyên mục sức khỏe – làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe và cách làm đẹp tự nhiên tại nhà.

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại bệnh viện

Khi chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản trong bệnh viện tức là bệnh tình của bé đã chuyển nặng và cần có sự chăm sóc đặc biệt, bởi vậy mẹ cũng nên có chế độ chăm sóc cho bé theo một cách khác, cũng như dưới sự hướng dẫn của các Bác sĩ.

Mẹ luôn phải đảm bảo nước và chế độ dinh dưỡng cho bé: Với tình trạng của từng trẻ khi nhập viện, bác sĩ sẽ cho sonde dạ dày, mẹ cần chia nhỏ lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé trong từng bữa ăn, và ăn nhiều lần trong ngày.

Đồng thời, khi trẻ bị mất nước và không bú nhiều thì sẽ phải truyền dịch, mẹ cũng phải lưu ý rất nhiều khi trẻ ở trong tình trạng này.

Đưa trẻ đến gặp Bác sĩ ngay khi tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn
Đưa trẻ đến gặp Bác sĩ ngay khi tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn

Để giảm tắc nghẽn trong mũi thì mẹ nên rửa nước muối sinh lý cho trẻ trước khi ăn, trước khi bú và cả trước khi bé ngủ để tránh tình trạng tắc nghẽn khiến trẻ bị ngộp thở rồi dẫn đến tử vong. Hoặc mẹ có thể thực hiện hút nhờn thường xuyên dưới khuyến cáo của Bác sĩ và cũng có thể dùng vật lý trị liệu để giảm tắc nghẽn đường thở, cũng như hiện tượng xẹp phổi ở trẻ.

Mẹ cũng lưu ý về việc phòng bệnh cho trẻ bằng nhiều biện pháp như: Luôn phải rửa tay, không cho trẻ sử dụng chung quần án đồ chơi với trẻ khác, vệ sinh khu vực xung quanh trẻ được tốt nhất.

Nếu trẻ có tình trạng nặng hơn sẽ được bác sĩ cách ly để chẩn đoán bệnh chính xác.

Với những phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản trên, sẽ giúp mẹ rất nhiều trong cách hạn chế bé bị bệnh nặng hơn cũng như những biến chứng có thể xảy ra cho bé.

Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới