Khiếm thực bổ thận, chữa di tinh, tiêu chảy, tiểu đường

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khiếm thực được mệnh danh là nhân sâm trong nước. Đây không chỉ là một thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc quý. Vậy tác dụng thực sự của vị thuốc này là gì?

Khiếm thực bổ thận, chữa di tinh, tiêu chảy, tiểu đường

Khiếm thực bổ thận, chữa di tinh, tiêu chảy, tiểu đường

Dưới đây là một số phân tích của giảng viên dạy Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  về tác dụng tuyệt vời của Khiếm thực.

Khiếm thực là vị thuốc gì trong y học cổ truyền?

  • Tên thường gọi: Kê đầu thực (theo Bản Kinh), Kê Đầu, Nhạn Đầu, Ô đầu (theo Phương Ngôn), Vỉ Tử (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú), Thủy Lưu Hoàng (Đông Ba Tạp Kỷ), Thủy kê đầu (theo Kinh Nghiệm Phương),Cư Tắc Liên, Đại Khiếm Thực, Hộc Đầu, Hồng Đầu, Kê Đầu Bàn, Kê Đầu Lăng, Kê Đầu Liên, Kê Đầu Thái, Kê Túc, Kê Ung, Kê Vị Nhi, Khiếm Kê Ung, Khuê Khiếm Thực, Lăng Mao, Nam Khiếm Thực, Ngẫu Sao Thái, Ngô Kê, Nhạn Minh, Nhạn Thật, Nhạn Thiện, Nhạn Trác, Noãn Lăng, Nhạn Trác Thực , Phù Đầu, Thủy Trung Đan, Vỉ Quyết, (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Khiếm Thực Mễ, Đại Khiếm Thực, Kê Đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu), Khiếm Thật (Việt Nam).
  • Tên tiếng Trung: 芡 實
  • Tên Khoa Học: Semen euryales Ferox. Họ khoa học: Họ Súng (Nymphaeaceae).

Cách phân biệt và nhận biết khiếm thực

  • Cách nhận biết ngoài tự nhiên

Cây khiếm thực là một cây thuốc quý. Loại cây thường sống ở đầm ao, sống hàng năm, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Mùa hè, cành mang hoa nổi lên trên mặt nước, đầu cành có một hoa sáng nở chiều héo. Quả cầu, là chất xốp màu tím hồng bẩn, mặt bên ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại, hạt chắc, hình cầu, màu đen, thịt trắng ngà là tốt. Cây Khiếm thực ở Việt nam ra hoa không thấy ra quả và hạt, do vậy vị này còn được nhập từ Trung Quốc.

  • Thu hoạch, phân bố

Tháng 9-10 hái quả chín về, xay cho vỡ ra, xảy lấy hạt rồi lại xay bỏ vỏ hạt, lấy nhân phơi khô hoặc sấy khô

Vùng trồng: chủ yếu được trồng ở Trung Quốc.

  • Bộ phận dùng làm thuốc

Quả (Semen Euryales). Khiếm thực Trung Quốc dùng quả. Khiếm thực Việt Nam dùng củ Súng thay thế.

Mô tả dược liệu: Hình cầu, đường kính khoảng 0,7cm. Một đầu màu trắng, chiếm khoảng 1/3, toàn thể hình tròn lõm xuống, đầu kia màu đỏ nâu, chiếm 2/3 toàn thể. Ngoài mặt bằng trơn, có sâm hoa. Chất cứng, dòn. Cắt ra thì chỗ cắt không bằng phẳng, màu trắng bạch, có chất bột

Các thành phần hóa học của khiếm thực là gì?

Trong Khiếm thực có nhiều tinh bột và Catalaza (Trung Quốc Thực Vật Học Tạp Chí 1987, 51: 324).

Trong Khiếm thực có khoảng 4,5% Protid, 0,3% Lipid, 33% Hydrat Carbon, 0,009% Calcium, 0,11% Phosphor, 0,0004% Fe, 0,006% Vitamin C (Trung Quốc Trung Ương Vệ Sinh Sở 1957).

Trong Khiếm thực có Calcium, Phosphor, Thiamine, Nicotinic acid, Vitamin C, Carotene (Trung Dược Học).

Tính vị quy kinh

  • Tính vị

Vị ngọt, tính ôn, sáp (Bản Kinh).

Vị ngọt, thuốc tươi thì mát, thuốc khô thì ấm (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

Vị ngọt, tính sáp, khí bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).

Vị ngọt, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).

  • Quy kinh

Vào kinh Can, Tỳ, Vị (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

Vào kinh Thận, Tâm, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Học).

Vào kinh Thận, Tâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

  • Công dụng – chủ trị

Bổ trung, ích tinh khí, cường chí, làm sáng mắt, làm tai nghe rõ (Bản Kinh).

Chỉ khát, ích Thận (Bản Thảo Cương Mục).

Lợi thấp, cố Thận, bế khí (Bản Thảo Cầu Chân).

Kiện Tỳ, chỉ tả, ích Thận, bế khí, trừ thấp (Trung Dược Học).

Bổ Tỳ, Thận, bền tinh tủy. Trị tiểu đêm, mộng tinh, di tinh, tiểu nhiều, lưng đau, gối mỏi (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Các thành phần hóa học của khiếm thực là gì?

Các thành phần hóa học của khiếm thực là gì?

Liều dùng – kiêng kỵ

Liều dùng 12 – 20g, người âm hư hỏa vượng, bí tiểu tiện nên thận trọng sử dụng

Ứng dụng lâm sàng

  • Trị hoạt tinh (di tinh, tiết tinh…)

Khiếm thực (chưng) 90g, Liên tu 80g, Liên tử 90g, Long cốt 50g, Mẫu lệ 40g, Sa uyển tật lê 80g, Liên tử tán bột để riêng, nấu làm hồ để trộn với thuốc bột của các vị kia, làm thành viên hoàn. Ngày uống 16 – 20g (Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn – Y Phương Tập Giải).

  • Trị mộng tinh, hoạt tinh

Theo đánh giá của giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn, Kê đầu nhục (Khiếm thực) 70g, Liên hoa nhụy 40g, Long cốt 60g, Ô mai nhục 60g. Tán bột. Lấy Sơn dược chưng chín, bỏ vỏ. Nghiền nát như bột, trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm, lúc đói (Ngọc Tỏa Đơn – Lỗ Phủ Cấm phương).

  • Trị di tinh bạch trọc

Khiếm thực, Kim anh tử. Trước hết lấy Khiếm thực giã nát, phơi khô, tán bột, trộn với cao Kim anh làm viên. Ngày uống 8-12g (Thủy Lục Nhị Tiên Đơn -Thông Hành).

  • Trị đới hạ do thấp nhiệt

Khiếm thực, Hoàng bá, Xa tiền tử, sắc uống (Trung Dược Học).

  • Trị đới hạ do Tỳ Thận hư

Khiếm thực, Sơn dược, sắc uống (Trung Dược Học).

  • Trị tiêu chảy mạn tính do Tỳ hư

Khiếm thực, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch phục linh, sắc uống (Trung Dược Học).

  • Trị tiểu đường

Khiếm thực 30g, gan heo 80 – 120g nấu chung ăn.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới