Lạm dụng truyền dịch mang đến hiểm họa khôn lường

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Truyền dịch ngày càng phổ biến ở tất cả các tuyến y tế cũng như tại nhà. Đây được coi là thứ thuốc thần kỳ trị bách bệnh đang được người dân rầm rộ sử dụng mất kiểm soát.

Lạm dụng truyền dịch mang đến hiểm họa khôn lường
Lạm dụng truyền dịch mang đến hiểm họa khôn lường

Theo các trang Tin y học, dù bất kể vì lý do gì, cứ thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu là người dân muốn truyền “nước biển’’, “hoa quả”, ”đạm” cho KHỎE, trong khi những kiến thức về các loại truyền dịch đó lại không hề hay biết. Sự thiếu hiểu biết cùng việc làm dùng truyền dịch có thể gây ra những hiểm họa khó thể lường trước.

Các loại dịch truyền hiện nay

– Dịch cân bằng điện giải và bù nước:

  • Muối nước (dân ta vẫn quen gọi ‘’Nước biển’’): thành phần là muối và nước được pha theo tỉ lệ 0,9%.
  • Ringer lactate: chứa chất điện giải clo, kali, natri, canxi.

– Dịch dinh dưỡng:

  • Đường: chứa đường Glucoza cung cấp năng lượng cho cơ thể, được pha ở các nồng độ khác nhau 5%,10%,20%.
  • Đạm hoa quả: thực chất không phải đạm mà là các vitamin chỉ dùng cho những người thiếu hụt vitamin kéo dài.
  • Dịch đạm: gồm nước và acid amin cung cấp protein cho những người không ăn uống được, suy dinh dưỡng, bồi phụ sau mổ…
  • Dịch mỡ: thành phần lipid cung cấp chất béo chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.

– Dịch thay thế huyết tương: dịch keo, cao phân tử duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch.

– Dịch chống toan, kiềm : natri bicarbonat 1,4%.

Những đối tượng cần truyền dịch

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, truyền dịch là thủ thuật đưa một lượng dịch vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch. Với người bình thường chỉ cần ăn uống là cung cấp đủ lượng nước. Đối tượng cần bổ sung thêm dịch là người bị mất nước trong cơ thể mà bồi phụ bằng ăn uống không đủ hoặc không bồi phụ bằng đường ăn uống được như:

  • Người mắc chứng tiêu chảy mất nước, bỏng nặng, mất máu, xuất huyết.
  • Đưa các thuốc đường tĩnh mạch vào cơ thể.
  • Nuôi dưỡng bệnh nhân khi không ăn uống được.
Chỉ truyền dịch khi được bác sĩ chỉ định
Chỉ truyền dịch khi được bác sĩ chỉ định

Những ai KHÔNG được truyền dịch

Bên cạnh những đối tượng được phép truyền dịch thì cũng có những đối tượng không được phép truyền dịch có thể kể đến như:

  • Suy tim nặng.
  • Tăng huyết áp.

Nguy cơ của truyền dịch

Bên cạnh những mặt tích cực mà truyền dịch mang lại thì có những hạn chế, nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe như:

  • Nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân nếu vô trùng không tốt,chai dịch kém chất lượng,mắc các bệnh truyền nhiễm : HIV,Viêm gan B,Viêm gan C,..
  • Phù phổi cấp,suy tim cấp do đưa lượng nước lớn vào cơ thể khiến nước tràn ra màng các cơ quan gây suy chức năng dẫn đến TỬ VONG nếu cấp cứu không kịp thời.
  • Tăng huyết áp do tăng thể tích dịch trong lòng mạch.
  • Dị ứng Sốc phản vệ với thành phần trong dịch truyền: đặc biệt nguy hiểm vì có thể diễn biễn nhanh TỬ VONG trong vòng vài phút

Mỗi loại dịch truyền đều có đặc tính riêng, được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc lựa chọn trong mỗi trường hợp cụ thể để tránh những tai biến không mong muốn gây nguy hiểm đến tính mạng. Không hiếm những trường hợp tử vong ngoài viện hoặc phòng khám tư do tự ý truyền dịch sai cách, không có đủ phương tiện cấp cứu, không được theo dõi chặt chẽ trong quá trình truyền.

Theo đó nếu thấy cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, chán ăn thì việc đầu tiên hãy xem lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc của bạn, điều chỉnh cho hợp lý, cân bằng cuộc sống. Khi muốn bổ sung chất thì hãy dùng đường ăn uống, đơn giản và an toàn, đỡ tốn kém tiền bạc và thời gian. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định truyền dịch.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới