Làm gì để có một giấc ngủ tốt trong mùa thi?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo các chuyên gia y tế đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Ngủ là một trong những hành vi cơ bản của con người, mỗi người cần ngủ từ 6-9 tiếng/ ngày và con người cần đến 1/3 cuộc đời để ngủ. Giấc ngủ giúp bạn điều hòa của các hoạt động của cơ thể, khi ngủ các cơ quan trong cơ thể đều giảm hoạt động.

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với các sĩ tử

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với các sĩ tử

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được những vai trò mà giấc ngủ mang lại cho con người  đặc biệt là các sĩ tử.

Vai trò của giấc ngủ đối với con người

Các Bác sĩ chuyên khoa tâm thần cho biết: “Nhờ giấc ngủ mà cơ thể con người được điều hòa, quá trình chuyển hóa cũng nhờ thế mà cân bằng hơn, không thể đánh giá việc ngủ ngày quan trọng hơn hay ngủ đêm quan trọng hơn, vì chúng có chức năng khác nhau. Rất nhiều người có thói quen “ngủ ngày cày đêm” hay ngủ ít điều này là hoàn toàn không nên và có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Những người thường xuyên thiếu ngủ có thể dẫn đến các bệnh lí về tâm thần, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chúng chính là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Các sĩ tử trong mùa thi thường gặp rất nhiều áp lực nên rất nhiều bạn thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ kéo dài, hay giấc ngủ chập chờn khó đi vào giấc ngủ.

Đa số sĩ tử đều thiếu ngủ

Trong mùa thi, cần nhiều thời gian để học và ôn thi nên thời gian ngủ bị co hẹp lại. Nhiều sĩ tử còn học trưa, chiều tối, học thâu đêm suốt sáng. Điều này làm cho cơ thể và hệ thần kinh không được nghỉ ngơi, cũng như không có điều kiện để phục hồi sức khỏe, điều này là rất nguy hiểm.

Đa số các sĩ tử trong mùa thi đều rơi vào tình trạng thiếu ngủ

Đa số các sĩ tử trong mùa thi đều rơi vào tình trạng thiếu ngủ

Ngoài ra, mùa thi trùng với mùa hè nóng nực, độ ẩm cao, ăn uống thất thường, không hợp lí dẫn đến các sĩ tử bị thiếu chất, thiếu vitamin, thiếu nước uống làm cho cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi.

Áp lực thi cử luôn đè nặng lên các sĩ tử, có bạn tự đặt cho mình mục tiêu quá cao hoặc cao hơn khả năng thực tế của mình cộng thêm áp lực từ gia đình, nhà trường làm cho các thí sinh luôn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng về tinh thần. Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng về tinh thần làm cho các sĩ tử khó đi vào giấc ngủ hơn, giấc ngủ không sâu, hay mộng mị, thậm chí còn mê man, mê sảng. khi tình trạng này kéo dài, khiến cho người học khó tiếp thu bài, tập trung chú ý kém, trí nhớ sẽ giảm, như vậy chất lượng học tập sẽ giảm và kết quả thi chắc chắn không được như ý.

Một số trường hợp, để chống lại cơn buồn ngủ, học sinh sử dụng cà phê, chè,… Tuy nhiên nếu uống vào buổi tối sẽ gây khó ngủ khi đi ngủ. Một số bệnh lý tâm thần hay gặp ở lứa tuổi học sinh như rối loạn stress, trầm cảm, tâm thần phân liệt… có thể tăng lên vào mùa thi khi mà học sinh bị căng thẳng, thiếu ngủ, bị áp lực ăn uống không đảm bảo, nghỉ ngơi không hợp lý… điều này làm cho kết quả  thi không tốt, thậm chí cơ thể mắc các bệnh lí tâm thần.

Phương thức tuyển sinh trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt nam

Một giấc ngủ tốt sẽ giúp các thí sinh có kết quả cao trong kì thi sắp tới

Những biện pháp để đảm bảo sức khỏe

Để giữ gìn sức khỏe cho bản thân và đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới, các sĩ tử cần có kế hoạch học tập tốt không nên đợi “nước đến chân mới nhảy”, có chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước. Các sĩ tử cũng nên kết hợp giữa việc tập thể dục, vui chơi giải trí, không nên tự tạo cho mình áp lực học tập quá lớn, đặc biệt nên bố trí thời gian ngủ đủ giấc.

Các chuyên gia khuyên bạn, để có một giấc ngủ tốt nên có phòng ngủ thoáng mát về mùa hè, không bị ồn ào. Trước khi ngủ không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, rượu, bia, thuốc lá. Khi đi ngủ nên để đầu óc nghỉ ngơi tuyệt đối, không nên tiếp tục suy nghĩ, lo lắng,… có thể sử dụng một số thuốc vào buổi sáng như vitamin B1, B6, B12, nootropin, tanakan để bồi bổ sức khỏe, tăng trí nhớ và cũng giúp giấc ngủ tốt hơn.

Mong rằng với những gì mà các thầy thuốc tư vấn của chúng tôi chia sẻ, các sĩ sử sẽ biết cách tạo cho mình một giấc ngủ ngon.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới