Làm gì khi bị trĩ lúc mang thai

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

‘’Thập nhân cửu trĩ’’ cứ 10 người thì có đến 9 người bị trĩ, để thấy mức độ phổ biến của bệnh như thế nào. Đặc biệt là phụ nữ mang thai rất dễ bị trĩ trong quá trình thai kì 9 tháng. Vậy cần phải làm gì trong trường hợp mẹ bầu mắc bệnh trĩ?

Làm gì khi bị trĩ lúc mang thai

Trĩ là gì?

Trĩ là cấu trúc giải phẫu bình thường, bản chất là đám rối tĩnh mạch trĩ nằm dưới niêm mạc (trĩ nội) hoặc dưới da (trĩ ngoại) vùng thấp của trực tràng và hậu môn, bất kể ai cũng đều có trĩ. Bệnh trĩ là hậu quả của việc giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng. Là bệnh thường gặp và khá phổ biến.

Nguyên nhân của bệnh trĩ?

Do ngồi lâu, ít vận động, đi lại làm máu huyết ứ trệ không lưu thông, hoặc mang vác vật nặng.

Do mắc bệnh táo bón: Táo bón lâu ngày khiến cho vùng cơ xung quanh hậu môn bị sự giãn nở lâu kèm theo lúc đi vệ sinh cần dùng lực mạnh để tống phân ra ngoài cũng dễ mắc bệnh trĩ.

Do di truyền và bẩm sinh: Trong gia đình có người bị trĩ thì khả năng bạn bị trĩ cao hơn người bình thường.

Do thói quen ăn uống: chế độ ăn quá nhiều đồ nóng, cay, thức ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo dễ bị táo bón.

Do quan hệ tình dục qua đường hậu môn: hay gây ra bệnh trĩ nội.

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh:thai nhi lớn làm tăng áp lực lên các mô và cơ quan nội tạng của mẹ,  hạn chế lưu thông máu vào và ra các tĩnh mạch để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi do đó tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi. Bên cạnh đó khi mang thai nội tiết tố thay đổi cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch, các thành mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ.

Biểu hiện phổ biến của bệnh trĩ?

Đi vệ sinh ra máu: Khi đi vệ sinh ra máu tươi, nhẹ thì vài giọt còn nặng máu chảy nhiều ” như kỳ kinh”

Đau rát vùng hậu môn: Người bệnh thấy khó chịu đau rát khi đi đại tiện

Ngứa,tăng tiết dịch nhầy làm ẩm ướt ở hậu môn: ở hậu môn lúc nào cũng ẩm ướt và có dịch nhầy tiết ra.

Sa búi trĩ, lòi búi trĩ ra ngoài: Ở vùng rìa hậu môn sờ thấy có búi trĩ ( như cục thịt mềm giai đoạn đầu nhỏ như hạt đậu ).

Táo bón: Bệnh nhân đi cầu khó khăn, thời gian đi cầu lâu, kéo dài, phân thường khô cứng.

Biến trứng của bệnh trĩ?

Chảy máu nhiều lần, trong thời gian dài của thể gây thiếu máu

Rối loạn chức năng cơ co thắt: yếu cơ co thắt không giữ được phân và hơi gây khó chịu trong việc đi lại sinh hoạt

Huyết khối búi trĩ, đôi khi gây vỡ trĩ ngoại

Gây ra một số bệnh thứ phát: nứt hậu môn, viêm hậu môn trực tràng, viêm hốc tuyến gây áp xe, gây đau quanh hậu môn.

Biến chứng xa: huyết khối có thể di chuyển lên trên gây nghẽn tĩnh mạch

Mẹ bầu cần làm gì khi mắc bệnh trĩ và phòng bệnh trĩ trong quá trình thai kì?

Đảm bảo chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước, ít nhất 2l mỗi ngày giúp tạo hình khối phân, giữ phân mềm, và dễ thải ra ngoài,

Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn, không ăn nhiều muối và thực phẩm mặn… tránh bị táo bón

Tránh căng thẳng, cố sức và ngồi xổm lâu khi đi vệ sinh, nếu cảm thấy không cần bạn có thể đi ra khỏi nhà vệ sinh.

Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Sau khoảng 30 phút ngồi lâu thì nên đứng dậy đi lại.

Hạn chế bê vác các vật nặng, làm việc quá sức.

Khi có triệu trứng táo bón, đi vệ sinh đau rát hậu môn, ra máu thì mẹ bầu nên chủ động ăn các thức ăn có tác dụng nhuận tràng để cơ hậu môn tự phục hồi và tiêu trĩ ( trĩ độ 1).

Khi nằm nên nằm nghiêng bên trái, gác chân lên cao để giảm áp lực cho tĩnh mạch trực tràng. Tránh sử dụng xà bông thơm, khăn ướt, rửa sạch hậu môn bằng nước sau khi đi vệ sinh, vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm trùng vết thương.

Mọi ý kiến thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm xin vui lòng gửi về địa chỉ trường Cao đẳng Y-Dược Pasteur, số 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới