Làm thế nào để phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý trên da thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh do virus Enterovirus 71 gây ra và lan truyền từ người này sang người kia qua đường hô hấp, nước bọt… Làm thế nào để phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Phòng chống chân tay miệng giúp trẻ khỏe mạnh hơn
Phòng chống chân tay miệng giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Nhận biết tay chân miệng chính xác nhất

Nếu không phòng chống chân tay miệng hiệu quả, cơ thể sẽ  xuất hiện bệnh thông qua các biểu hiện như: sốt nhẹ, rát họng, buồn nôn. Nổi bọng nước ở miệng, bàn tay, bàn chân. Các bọng nước nhỏ bị vỡ ra thành vết loét ở miệng. Các biểu hiện bệnh thường kéo dài trong vài ngày đến một tuầ.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus gây bệnh này. Chân tay miệng được coi là bệnh lành tính và có thể khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên nếu không đi khám bác sĩ để có các biện pháp điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nặng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về não và tim.

Sốt là triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ
Sốt là triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng có thể được hạn chế nếu thực hiện theo các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả sau:

  • Sử dụng thuốc khử trùng chloramin B 5% để rửa các đồ dùng, đồ chơi có thể nhiễm virus. Đặc biệt lớp học, trường mầm non cần được vệ sinh khử trùng thường xuyên để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Với trẻ bị bệnh không được hôn, dùng chung đồ… Không cho trẻ đi học để hạn chế khả năng lây nhiễm.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh thân thể và vệ sinh ăn uống.
  • Khi lau rửa các vật dụng, dụng cụ cần đeo bao tay.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay chân thường xuyên, đặc biệt rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Cách rửa tay đúng:

  • Làm ướt toàn bộ tay, xoa tay vào xà phòng.
  • Xoa hai tay đảm bảo các ngón tay, móng tay được rửa  kỹ.
  • Đảm bảo rửa tay trong thời gian 10 – 15 giây để loại bỏ các vi khuẩn trên tay.
  • Xả sạch bằng nước và lau khô.

Tay chân miệng sẽ không còn là nỗi nguy hại nếu được phòng ngừa và điều trị kịp thời, đúng cách. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh tay chân miệng ở nước ta hiện nay đã suy giảm tuy nhiên vẫn còn ở con số cao. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả không chỉ tránh các biến chứng nguy hiểm cho các em mà còn giúp trẻ có môi trường sống lành mạnh, vui khỏe hơn!

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới