Làm người bác sĩ cần hiểu rõ về hai chữ Y đức

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi mà nền kinh tế đang chuyển mình theo nền kinh tế thị trường, ở thời đại kim tiền các giá trị nhân văn đạo đức đang bị đảo lộn. Lối sống nghề nghiệp của một số bộ phận bác sĩ bị dư luận lên án gay gắt.

Người bác sĩ cần hiểu rõ về hai chữ Y đức

Ngành Y vốn là ngành nghề đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khỏe tính mạng của con người. Chính vì vậy hai chữ Y đức được đặt lên hàng đầu đối với các cán bộ nhân viên y tế, bởi họ trực tiếp thăm khám chẩn đoán chữa bệnh cho sức khỏe bệnh nhân.

Làm người bác sĩ cần hiểu rõ về hai chữ Y đức

Bác sĩ Nam Anh công tác tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: hầu hết các bác sĩ ở nước ta vừa có y thuật vừa có y đức  hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc. Không thể phủ nhận những bác sĩ bám trụ ở các vùng sâu, vùng xa không quản ngại khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất để cứu chữa bệnh cho bà con. Họ xứng đáng thực sự với câu nói “lương y như từ mẫu” mà vị chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính đã trao tặng.

Bên cạnh đó có không ít bộ phận bác sĩ vì mong muốn kiếm tiền làm giàu nhanh đã bị “xói mòn” về đạo đức, họ như “con sâu làm rầu nồi canh” khiến cho cả ngành Y bị lên án, không còn được tôn trọng như trước đây. Chính vì thiếu tinh thần làm việc thiếu trách nhiệm trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tính mạng con người. Không chỉ vậy vấn nạn “phong bì” len lỏi vào sâu trong bệnh viên cũng trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết

Người bác sĩ cần sống với chữ Tâm

Với người thầy thuốc một khi đã khóa lên mình chiếc áo blouse trắng họ đều có mong muốn duy  nhất đó là cứu người, nhưng một người sẽ không thể đảm đương hết công việc mà cần có sự chung tay góp sức nỗ lực của cả tập thể bác sĩ với có thể đem lại những điều tốt đẹp nhất cho bệnh nhân. Mỗi người thầy thuốc khi hành nghề đều cần có chữ Tâm mới có thể giúp sức cho bệnh nhân nhiều nhất.

Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề chị Hoàng Yến từng theo học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Ngay từ đầu ngành Y cần lựa chọn tuyển dụng nhân tài có đầy đủ tư cách đạo đức từ khi còn là sinh viên. Bên cạnh đó người thầy cần phải làm gương mẫu mực cho học trò noi theo. Thậm chí khi thi tuyển vào ngành Y sinh viên cần phải có kèm các bài “văn” về lí tưởng, nhiệt huyết ngàn nghề của mình sẽ giúp đào tạo nguồn nhân lực tốt nhất cho ngành Y.

Bác sĩ với vấn nạn phong bì

Hẳn mọi người vẫn có thói quen chuẩn bị tiền phong bì cho bác sĩ khi đến bệnh viện. Không rõ nguyên do từ đâu nhưng người Việt luôn có suy nghĩ rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” chính vì vậy sự tha hóa đạo đức ngành Y cũng từ đây mà ra. Chị Thanh Ngọc điều dưỡng viên tại bệnh viện Tai –Mũi- Họng Trung ương đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: có không ít bệnh nhân cho rằng đưa “phong bì” cho bác sĩ người nhà sẽ được quan tâm hơn sử dụng thuốc tốt hơn. Trên thực tế khám chữa bệnh thuộc về trách nhiệm của bác sĩ chứ không phụ thuộc vào tiền nong.

Bác sĩ với trách nhiệm cứu chữa người bệnh là vì khách hàng đã trả tiền, tin tưởng vào tay nghề của họ chứ không phải cố gắng bòn rút tiền từ người bệnh. Với bác sĩ họ luôn đặt lương tâm nghề nghiệp lên đầu chứ không phải vì đồng tiền, bác sĩ cũng có người nọ người kia đôi khi vì hoàn cảnh bắt buộc mà họ phải làm như vậy.  Một vài bác sĩ tha hóa không có nghĩa là cả hệ thống y tế xuống cấp, hãy nhìn nhận sự việc thấu đáo mọi việc trước khi phán xét bác sĩ.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới