Làm thế nào để nhận biết viêm loét miệng lưỡi ở trẻ?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm loét miệng lưỡi là tình trạng tổn thương nhỏ phát triển trên các mô mềm trong miệng tại nướu răng, lưỡi. Bệnh không truyền nhiễm nhưng đau đớn khó chịu và có thể tự biến mất sau vài tuần.

viemloetmieng
Viêm loét miệng lưỡi khiến người bệnh đau nhiều

Triệu chứng của bệnh

Viêm loét miệng lưỡi khiến người bệnh đau nhiều trong khoảng 2 – 3 ngày, có vết loét màu đỏ xung quanh, màu vàng ở trong. Hiện tượng đau cũng sẽ giảm dần khi bệnh bắt đầu lành.

Bệnh lý này thường bắt đầu với các triệu chứng sưng, lở loét, nóng, đỏ khiến người bệnh khó chịu nhất là khi nhai, nuốt và ăn uống.

Triệu chứng bệnh cũng có thể nặng lên và có biểu hiện áp xe ở dưới lưỡi và dưới niêm mạc. Còn nếu bệnh nhẹ hơn chỉ có những vết loát ở lưỡi và niêm mạc. Người bệnh cũng có thể kèm theo các biểu hiện sốt, nổi hạch ở góc của hàm. Bệnh rất dễ tái phát gây đau đớn khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét miệng lưỡi  chủ yếu là do nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn vi rút, nhất là virut herpes,  hay do loét Aphthous, các ổ vi khuẩn trong răng sâu.

Nếu bệnh do virut herpes thường sẽ bị tái phát theo chu kỳ và thường gặp ở những người bị chấn thương, thức khuya, căng thẳng, giảm sức đề kháng.

Một số nguyên nhân ít gặp hơn đó là co viêm quang răng, viêm tủy răng cũng có thể gây viêm loét miệng lưỡi, tình trạng thiếu vitamin C, PP, B12 cũng dễ khiến mẹ và bé bị lở loét miệng.

Ngoài ra các triệu chứng loét miệng ban đầu có thể do một số bệnh tự miễn như bệnh bóng nước, bệnh ung thư vòm họng, bệnh ung thư lưỡi.

viemloetmieng-2
Cần vệ sinh răng miệng cẩn thận đê tránh viêm loét miệng lưỡi

Phòng và điều trị viêm loét miệng lưỡi

Tình trạng viêm loét miệng lưỡi nếu do nấm, vi khuẩn hoặc sâu răng, thiếu chất thì người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung hoa quả và vitamin, vệ sinh răng miệng thì bệnh dần dần có thể tự khỏi.

Bệnh lý này có thể tự khỏi nhưng lại dễ tái phát vì vậy nếu phòng ngừa tốt sẽ giảm nguy cơ tái phát. Để phòng ngừa chúng, người bệnh cần hạn chế hút thuốc, không ăn đồ mặn, cay nóng để giúp vết loét mau lành.

Đặc biệt đối vời trẻ, khi có những biểu hiện của bệnh viêm loét miệng lưỡi tốt nhất các bậc cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời. Nếu được điều trị sớm, bệnh sẽ khỏi trong 1 – 2 ngày nhất là đối với viêm nhiễm do virut.

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh bạn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh kháng nấm trong 1 – 2 tuần để bệnh có thể khỏi hẳn.

Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới