Lời khuyên cho những người theo đuổi nghề Y

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Có những sự thật mà chỉ sau khi trải qua hay va chạm vào thì mới biết được bạn có thích hợp hay không. Và tôi biết, lúc nhận ra thì sẽ có khá nhiều bạn thất vọng và chán chường như thế nào.

Sinh viên ngành y, dược rất nhiều áp lực

Công việc của một sinh viên trường Y

Chắc chắn không chỉ riêng sinh viên trường Y mà tất cả sinh viên trường nào cũng thế, công việc duy nhất của mỗi sinh viên chính là học và học, nhưng cái học của sinh viên trường Y sẽ khác rất nhiều so với những ngành còn lại. Khối lượng kiến thức quá nhiều, số trình học nặng, một kỳ phải trải qua 6-7 chuyên khoa lẻ, với mỗi giáo trình dày 200-300 trang, sinh viên phải học thuộc lòng và hiểu cặn kẽ từng vấn đề nhỏ nhất. Ngoài ra, sách tham khảo, tài liệu tiếng nước ngoài…, các sinh viên Y cũng phải đọc liên tục.

Từ năm thứ nhất, đa phần các tân sinh viên đã phải học cả ngày trên lớp, một tuần có 7 ngày thì 5 ngày sinh viên sẽ học, đến thứ bảy, chủ nhật lại thi. Đấy là thời gian học của những bạn sinh viên năm đầu, còn với năm thứ 4 thứ 5 thì sao? một ngày thường bắt đầu rất sớm, 7h30 phải có mặt ở bệnh viện để đi lâm sàng đôi lúc kéo dài đến 13h, và 30 phút sau đó, tiết học tại giảng đường sẽ bắt đầu. Bát mì tôm húp vội, chiếc bánh mì mang luôn vào lớp để vừa học, vừa ăn, đã trở thành hình ảnh quen thuộc của những sinh viên trường Đại học, Cao đẳng các trường Y, Dược, ngành mà luôn đứng ở tốp đầu Việt Nam này.

Quãng thời sinh viên là quãng thời gian tươi đẹp nhất của đời người, nhưng các bạn có biết, lúc các bạn khác đang tận hưởng quãng đời tự do đó thì sinh viên ngành Y, Dược đang mài đít trên giảng đường Đại học, tất bật với hàng trăm kỳ thi. Đến cái độ tuổi xuân thì, các bạn đi hẹn hò người yêu thì sinh viên những trường này đang miệt mài trên thư viện hay đang ghi chép trong nhà. Sau khi kết thúc khóa học ra trường, các bạn có việc và đi làm ngay, không thì lấy vợ gả chồng, sinh con, còn chúng tôi vẫn còn đang tiếp tục với sự nghiệp học hành. Khi chúng tôi ra trường có khi các bạn đã 1 vợ 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 bánh, còn chúng tôi lại tiếp tục với kỳ thi nội trú và còn nhiều nhiều lắm…

Áp lực và vất vả ngay cả khi đã thành nghề

Nghề Y một nghề lao động như bao ngành nghề khác

Xã hội nghĩ làm nghề Y rất lắm tiền, gia đình nghĩ nghề Y rất oai, thu nhập ổn định, bạn bè nghĩ nghề Y được làm “mẹ” của thiên hạ, nhưng thực tế làm nghề Y cực khổ và vất vả vô cùng. Bạn đã từng thấy nghề nào đi sớm về muộn, đi làm không có thời gian cố định, nghỉ lễ Tết vẫn đi trực như bao ngày thường, phụ cấp thì bèo bọt, nguy hiểm từ nghề mang đến lại cao, có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào…, vâng đó chính là đặc thù của nghề Y.

Nhưng bằng ấy thôi chưa là gì, nhiều người nghĩ làm nghề y thì toàn ngồi bàn giấy, bốc thuốc, nếu có khám chữa bệnh thì cũng có máy móc, nhưng không các bạn ạ, đó chỉ là một phần rất nhỏ của công việc, không chỉ riêng Y tá, Bác sĩ, mà thậm chí ngay cả trưởng khoa hay giám đốc bệnh viện cũng phả sắn tay áo lên trực tiếp làm những ca mổ hay ca phẫu thuật kéo dài hàng giờ đồng hồ dưới sự căng thẳng và mệt mỏi. Hay những điều dưỡng viên phải chăm sóc, vật lộn với người bệnh vì mỗi người mỗi tính, mỗi người một yêu cầu khác nhau, thực sự rất vất vả, áp lực làm việc lớn chứ không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ.

Những khó khăn vất vả ấy hầu hết tất cả những người làm nghề Y đều có thể chịu được vì đó là trách nhiệm của người làm nghề, nhưng họ không chịu được khi người ta có cái nhìn lệc lạc, thiếu căn cứ về nghề. Bạn có công nhận nghề nào cũng có những tiêu cực có những hạn chế, vậy tại sao xã hội lại luôn đòi hỏi quá nhiều ở những Y đức như vậy, chỉ vì có những con sâu làm dầu nồi canh mà  người ta có thể hất cả “nồi canh” ấy đi vì cho rằng nó đã bị “nhuốm chàm”. Xin thưa, mọi người hãy có cái nhìn công bằng hơn, hãy nhìn vào thực tế và đánh giá thật khách quan vì ngoài những hạn chế nhỏ ấy, hàng ngày hàng giờ vẫn có những con người lao động và làm việc mệt mài, họ chỉ quan tâm tới bệnh nhân đôi khi bản thân có thiệt thòi có những bất công thì họ cũng nén những tiếng thở dài ấy vào và  tiếp tục công việc của chính mình, thế mới thấy những người làm nghề họ có 1 tấm lòng thật cao cả và đáng trân trọng.

Cõ lẽ cái đẹp lớn nhất là cái đẹp từ của tâm hồn mỗi người. Chính vì thế hãy đứng lên và theo đuổi ước mơ của chính mình, và coi lời khuyên cho những người theo đuổi nghề Y là một hành trang để tiếp bước với nghề, chỉ có như thế bạn mới thấy cuộc sống thật hạnh phúc và tươi đẹp khi được làm những gì mình thích.

Nguồn : ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới