Lời tâm sự dành cho những bác sĩ tương lai

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 4,33 trong tổng số 5)
Loading...

Em là một sinh viên vùng sâu vùng xa, được địa phương cử cho đi học, sau này về phục vụ địa phương, do là người dân tộc thiểu số nên thông thường em sẽ nhận được rất nhiều ưu tiên.

Sinh viên ngành Y không nên áp dụng chính sách ưu tiên cộng điểm 

Nên hay không nên áp dụng chính sách ưu tiên cho sinh viên ngành Y

Đặc điểm của em sinh viên làm tôi ấn tượng là em hiền lành, ít nói. Tuy nhiên, tôi cũng rất lo cho em ở chỗ những bài tập trên lớp chưa bao giờ em được điểm cao. Những bài điểm cao lắm cũng chỉ được 6, hơn nữa em cũng hay vắng các buổi học, điều này làm tôi khá e ngại về những kiến thức mà em có thể tiếp thu được. Và tôi quyết định hẹn gặp em ngoài giờ lên lớp, nói chuyện nghiêm túc và hỏi lý do vì sao em lại học hành hời hợt đến như vậy và khuyên nhủ em phải học hành nghiêm túc. Hãy trân trọng tấm lòng và niềm tin của các vị lãnh đạo địa phương cho em đi học cử tuyển mà tập trung cho việc học tập. Tôi sẽ đánh giá em công bằng như những sinh viên khác và sẽ không có chế độ ưu tiên nào hết.

Sau lần gặp gỡ đó có lẽ em cũng đã hiểu điều tôi nói và thực tế là việc học của em cũng đã tốt hẳn lên. Đầu tiên là em không vắng học, không vắng mặt trong các buổi thực hành, và điểm kiểm tra trên lớp thì cao hẳn lên. Sau khi hoàn thành việc học tại trường bằng chính những năng lực của mình em đã nhận được tấm bằng cử nhân bác sĩ. Tôi tin rằng sau khi ra trường em sẽ trở thành một bác sĩ giỏi có kiến thức, đang tận tụy làm việc để phục vụ cho bà con dân tộc quê mình.

Văn bằng, chứng chỉ cũng có đôi khi là để đánh giá về trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức của một con người. Tôi tin rằng dù là bất cứ ai học hành tử tế, đi lên bằng chính năng lực của mình mà không cần xin điểm hay mua điểm, đắc thủ một số kỹ năng nghề nghiệp nhất định thì con người ấy có thể trở thành một cán bộ có phẩm chất, có năng lực sau này, bởi sau cái học trong nhà trường, còn có cái học do nghề dạy nghề đem lại, và đôi khi cái nghề nó làm chúng ta thay đổi mà chúng ta không biết.

Sinh viên ngành y cần trau dồi nhiều kiến thức thực tế

Sinh viên ngành y cần trau dồi nhiều kiến thức thực tế

Muốn trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người và có thể có một đời sống tốt hơn là ước mơ chính đáng của hàng vạn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.. Và nên nhớ một điều tiên quyết là bác sĩ là những người chuyên tâm chữa bệnh cứu người chứ không phải là làm bác sĩ là để mở phòng khám riêng kiếm mỗi ngày vài ba triệu đồng bạc.

Thực tế theo tin tức y học trong những năm qua ngành y học cũng đã có những tiến bộ vượt bậc cấy ghép nhiều ca phủ tạng thành công và những ca cấp cứu được chữa trị thành công, bên cạnh đó cũng là những thất bại và những thiếu sót vẫn xảy ra thường xuyên đó là những việc làm không hay như mổ lộn vết thương, chẩn đoán sai bệnh lý, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm can thiệp nhanh khiến người bệnh tử vong làm phát sinh kiện tụng.

Chính vì thế theo một giảng viên đang công tác tại Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho rằng y tế việt nam phải được điều chỉnh ngay từ khâu đào tạo sinh viên ngành Y, cần xóa bỏ các chế độ ưu tiên và tăng cường việc học và thực hành hơn nữa để nâng cao tay nghề và kiến thức cho các em sinh viên, có như vậy mới mong sau này có những bác sĩ giỏi.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới