Lưu ý khi sử dụng cam thảo bắc chữa bệnh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cam thảo tuy là rất tốt đối với sức khỏe của con người nhưng việc sử dụng cam thảo quá nhiều trong một thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe, và là nguy cơ dẫn đến một số bệnh.

Cam thảo dùng quá lâu có thể gây hại cho sức khỏe

Những tác hại có thể gặp phải nếu sử dụng quá nhiều cam thảo bắc như làm giảm lượng testosteron, giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và nguy cơ viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai sẽ dễ bị đẻ non hoặc con sinh ra bị dị tật, thiếu cân.

Những vị thuốc mang tên cam thảo được dùng

Trong Y hoc cổ truyền hai vị sau được gọi chung là cam thảo nam là cam thảo đất và cam thảo dây, có vị hơi ngọt, tác dụng chữa bệnh không giống như cam thảo bắc. Riêng hạt cam thảo dây bên trong lại có chứa rất nhiều chất độc.

Cam thảo bắc là 1 trong những vị thuốc Đông y được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc Y học cổ truyền vì ngoài tác dụng chính là giải độc cho cơ thể, nó còn có công dụng điều hòa tác dụng điều của các vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Cả hai đều có tác dụng ích khí, giải độc, nhuận phế. Khi được dùng phối hợp với các vị khác trong một bài thuốc, nó có tác dụng hỗ trợ, điều hòa, điều vị. Cụ thể là nó giảm nhẹ hoặc hòa hoãn độc tính của các vị thuốc độc như phụ tử, mạnh.

Lưu ý khi dùng cam thảo để chữa bệnh mang lại hiệu quả cao

Lưu ý khi dùng cam thảo để chữa bệnh mang lại hiệu quả cao

Khuyến cáo của sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược là không dùng chung cam thảo với các vị thuốc đại kích, cam toai, nguyên hoa hoặc các nhóm thuốc, corticosteroid, thuốc chứa Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid.

Không dùng cam thảo khi dạ dày đầy hơi. Không ăn cá khi đang dùng cam thảo

Chữa loét dạ dày, ruột: Ngày uống 3-5 g cam thảo dưới dạng bột hoặc cao lỏng. Dùng liên tục 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh phù nề.

Kiện tỳ, cầm tiêu lỏng: Cam thảo, nhân sâm mỗi thứ 4 g, bạch truật, bạch linh mỗi thứ 12 g, sắc nước lên uống. Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, ăn ít đi, tiêu lỏng hoặc tiêu lỏng kéo dài.

Chữa di chứng xuất huyết não, huyết áp cao: Cam thảo, lá sen mỗi thứ 15 g, đỗ trọng 12 g, bạch thược, sinh địa, tầm gửi mỗi thứ 10 g, sắc 3 lần lấy mỗi lần 100 ml. Trộn với nước chia 3 lần uống trong ngày. Ba ngày sau khi dùng thuốc, huyết áp sẽ giảm, 6 ngày sau, bệnh nhân nói đỡ ngọng, cử động được chân tay. Dùng tiếp đến khi khỏi.

Giải độc thuốc trừ sâu: Cam thảo, phòng phong mỗi thứ 40 g, đậu xanh cả vỏ, Xay nát 70 g, sắc uống sau khi đã gây nôn hoặc rửa dạ dày.

Giải độc nấm: Sinh cam thảo, phòng phong mỗi thứ 40 g sắc uống sau khi đã rửa dạ dày và cho uống than hoạt.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới