Lý giải hiện tượng “chảy máu chất xám” bệnh viện từ công sang tư

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo thống kê mới nhất của tỉnh Đồng Nai, chỉ tính từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng 45 bác sĩ (thuộc diện biên chế do Sở Y tế quản lý, đang làm việc trong các cơ sở y tế công lập ở Đồng Nai) đồng loạt xin nghỉ việc để đầu quân cho cơ sở tư nhân. Hiện tượng đó cũng xảy ra tương tự ở các tỉnh thành khác đẩy mức báo động về khan hiếm nhiên sự bệnh viện công lên đỉnh điểm. Vì sao thế?

Lý giải hiện tượng “chảy máu chất xám” bệnh viện từ công sang tư

Lý giải hiện tượng “chảy máu chất xám” bệnh viện từ công sang tư

Bác sĩ xin nghỉ việc không chỉ vì đồng tiền chưa tương xứng

Tiền, chưa bao giờ đồng tiền lại có giá trị và sức mạnh khủng khiếp đến thế. Chỉ cần có tiền người ta sẵn sàng vô ơn với người đã cứu sống sinh mạng, chỉ cần có tiền người ta muốn Bác sĩ phục vụ như những ông chúa, bà hoàng nhanh nhất, tận tình chu đáo nhất. Ngành Y chưa bao giờ bị đồng tiền tác động nhiều như thế. Từ chức danh “mẹ hiền” trở thành người phục vụ từ lúc nào không ai biết. Vậy nhưng tiền không phải là lý do chính yếu khiến hàng loạt bác sĩ ở các bệnh viện lớn ở khắp nơi trên cả nước xin nghỉ việc. Tin tức Y tế Việt Nam cập nhật điển hình là Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Cà Mau, Bệnh viện ở Đà Nẵng, Cần Thơ….khiến dư luận hoang mang băn khoăn không hiểu ngoài thu nhập quá bèo bọt thì các thầy thuốc còn có lý do gì mà bỏ bệnh nhân.

Bệnh viện tuyển dụng đã khó nay càng khó khăn hơn. Nhất là khi những bác sĩ nghỉ việc hầu hết đều là những bậc lão làng, những người thầy có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như kỹ năng khám chữa bệnh. Không phải đơn giản để tuyển dụng được những bác sĩ có trình độ như thế ở thời buổi này. Nhưng nếu không nghỉ việc thì cuộc đời họ sẽ đi về đâu, họ làm sao sống nổi với đồng lương nhân theo hệ số ba cọc ba đồng, làm sao họ cùng bệnh nhân chống chọi với bệnh nhân khi bản thân họ đã gồng gánh cơm áo gạo tiền quá nặng nề. Chia sẻ của Bác sĩ, giảng viên Nguyễn Thanh Hậu hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bên cạnh thu nhập thì người thầy thuốc còn có những lý do khó nói khác. Đó có thể là do môi trường làm việc quá áp lực, bệnh nhân không hợp tác trong quá trình điều trị, sức khỏe không cho phép…..đều là những giọt nước làm tràn ly khiến cho tình trạng “chảy máu chất xám” ngày càng trầm trọng đến báo động.

Muốn bác sĩ gắn bó cả đời với Bệnh viện công cần hỗ trợ thêm thu nhập

Trong tất cả các vấn đề mà ngành Y tế Việt Nam đang phải đối mặt ở các bệnh viện công cần phải nhắc đến mức thu nhập hay chế độ đãi ngộ của Bác sĩ. Thời gian học tập quá lâu, mức đầu tư tiền bạc và công sức cho nghề thầy thuốc đã lấy đi của họ quá nhiều thanh xuân. Thế nhưng có thể chỉ vì một hành động quá nhỏ nhặt, một hành vi vô thức lúc bản năng níu chân, níu mắt mà họ bị cả xã hội dồn đến đường cùng, bị dư luận đánh giá ác ý, miệt thị cả tư cách đạo đức. Tin tức mới cũng đã đưa tin về vụ nữ bác sĩ đặt chân lên ghế bệnh nhi ở Bệnh viện Mắt Trung ương là một minh chứng không thể nghiệt ngã hơn về sự bạc của Y nghiệp hiện nay.

Muốn bác sĩ gắn bó cả đời với Bệnh viện công cần hỗ trợ thêm thu nhập

Muốn bác sĩ gắn bó cả đời với Bệnh viện công cần hỗ trợ thêm thu nhập

Chưa kể, khi ra trường thực tập 18 tháng ở bệnh viện không lương, chứng kiến cảnh đồng nghiệp mình bị hành hung bất kỳ lúc nào, bị quát mắng, chửi rủa….rồi học mãi học mãi để mỗi tháng lương chẳng còn là bao để hẹn hò, yêu đương. Nhiều bác sĩ chắt bóp lắm mới có thể đủ sống thì làm sao mơ đến tình yêu đôi lứa. Vì thế mà gái ngành Y lúc nào cũng mang tiếng ế, giỏi thì giỏi thật nhưng đồng lương nghèo mạt khiến nhiều thầy thuốc ở Bệnh viện công quyết định đầu quân cho bệnh viện tư để cải thiện cuộc sống. Âu cũng là phục vụ người bệnh cả.

Theo chia sẻ của Giám đốc Sở Y tế Huỳnh Minh Hoàn, Sở Y tế Đồng Nai đang có dự định sẽ tham mưu tỉnh mở rộng đối tượng được hỗ trợ 1,6-1,8 triệu đồng/người/tháng cho tất cả bác sĩ làm ở các cơ sở y tế công lập (thay vì chỉ ở tuyến huyện và các bệnh viện chuyên khoa). Đối tượng được ưu tiên chính là các bác sĩ đào tạo theo địa chỉ tốt nghiệp loại giỏi được chọn về làm việc ở các bệnh viện tuyến tỉnh. Với mức hỗ trợ từ 100-150 triệu đồng/bác sĩ và hỗ trợ 1,2-1,8 triệu đồng/bác sĩ/tháng cho các cơ sở y tế tuyến huyện và các bệnh viện chuyên khoa để thu hút nhân lực là bác sĩ về tỉnh làm, Đồng Nai đang cạnh tranh gay gắt với các cơ sở tư nhân khi họ trải thảm đỏ mời bác sĩ với mức lương cao ngất ngưỡng từ 30-80 triệu đồng.

Nghề Y còn ghi nhận thêm những cách thức giữ chân bác sĩ giỏi ở các bệnh viện công lập trên cả nước cần có sự đầu tư môi trường làm việc chuyên nghiệp, hệ thống máy móc và tạo điều kiện để các bác sĩ có thể đi học nâng cao trình độ chuyên môn, bố trí công tác phù hợp với khả năng năng lực để làm việc hiệu quả. Tất cả đều là vấn đế nan giải cần giải quyết.

Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới