Mách bạn kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi đơn giản

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm mũi là bệnh nhiễm khuẩn tổ chức niêm mạc mũi. Dựa vào các triệu chứng của viêm mũi, trong y học cổ truyền chia bệnh làm 3 thể đó là: Thể phế nhiệt nghẽn, phế khí hư hàn, thể khí huyết ứ đọng. Dưới đây là những kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi hiệu quả và đơn giản.

Viêm mũi là bệnh nhiễm khuẩn tổ chức niêm mạc mũi thường bị ở trẻ
Viêm mũi là bệnh nhiễm khuẩn tổ chức niêm mạc mũi thường bị ở trẻ

Chữa viêm mũi thể phế nhiệt nghẽn

Các biểu hiện của thể này là khi bị nghẹt mũi có lúc nặng lúc nhẹ, gặp nóng thì nặng lên, mát nhẹ đi, ưa mát mẻ. Niêm mạc mũi sung huyết, đỏ lên đậm, nước mũi không quá nhiều nhưng màu vàng đặc, hốc mũi khô, thở nóng rắt, đầu căng nhức, miệng khô, khát nước, đi ngoài bón, chất lưỡi đỏ, mạch nhanh. Khi này có thể dùng một trong những bài thuốc sau:

Bài 1: Diếp cá nấu dạ dày lợn: Lấy rau diếp cá rửa sạch, thái nhỏ bỏ vào trong dạ dày cho vào nồi đổ nước vừa đủ hầm khoảng 2 – 3 giờ. Sau đó ăn cái hoặc uống nước.

Bài 2: Trà nhị hoa, sử dụng hoa cúc, chi tử mỗi loại 10g, bạc hà 3g, hành trắng 3g. Các thành phần trên, rửa sạch, đổ nước sôi vừa đủ, để một lúc cho ngấm nước rồi rót ra chén uống trong ngày thay trà. Lúc uống có thể cho thêm chút mật ong cho dễ uống.

>> Hãy truy cập chuyên mục Sức khỏe – Làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc và tư vấn sức khỏe mẹ và bé.

kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi với diếp cá
Kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi với diếp cá

Thể phế khí hư hàn

Lúc này người bệnh sẽ bị nghẹt mũi nặng hoặc nhẹ, gặp lạnh thì nặng lên, nóng thì nhẹ đi tức ưa nóng kỵ lạnh. Lúc này niêm mạc người bệnh có hiểu hiện sung huyết nhẹ, mầu nhạt hoặc hồng xám, hơi phù. Nước mũi loãng, chân tay hơi ấm hoặc có thể bị ho. Mùa đông có thể đi ngoài phân hơi sống, tiểu trong chất lưỡi nhạt, hơi mốc, ướt mạch trầm nhỏ yếu. Khi này có thể sử dụng kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi như sau sau:

Bài 1: Canh phổi hầm hoàng kỳ, hạt sen. Lấy Hoàng kỳ, hạt sen mỗi lọi 50g, phổi lợn 250g. Hoàng kỳ và hạt sen rửa sạch, phổi lợn rửa nhiều lần, vắt hết nước bẩn. Sau đó cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ, ninh khoảng 2 – 3 giờ cho thật nhừ rồi nêm gia vị vừa ăn.

Bài 2: Canh nhân sâm liên nhục: Lấy nhâm sâm trắng 10g, dường phèn 30g, hạt sen 15g. Tất cả cho vào tô đỏ nước vừa đủ hấp cách thủy khoảng 1 giờ là có thể lấy ra uống.

Kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi với tam thất hấp gà
Kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi với tam thất hấp gà

Thể khí huyết ứ đọng

Lúc này mũi sưng to bởi nghẹt mũi nặng và kéo dài, đầu đau và váng, miệng khô, họng khan, nước mũi chảy nhiều, viêm nhiều, tai ù, ho, thính lực giảm, lưỡi nhạt và thâm mốc dày vàng, mạch trầm trì. Lúc này theo kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi nên dùng bài thuốc sau:

Tam thất hấp gà: Lấy 250g thịt gà, 10g bột tam thất, đường phèn vừa đủ. Lấy thịt gà rửa sạch chặt thành miếng nhỏ ướp với đường phèn, cho bột tam thất vào trộn đều đổ nước vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 1 giờ là có thể lấy ra ăn cả nước và cái.

Nhân sâm, điền nhất: Lấy 10g nhân sâm, 3g bột điền thất. Nhân sâm thái lát mỏng cho vào tô đổ nước vừa đủ, hầm cách thủy, gạn lấy nước sâm rồi cho bột điền thất vào hòa đều, cho thêm ít đường uống thay trà

Lưu ý của thầy thuốc

Nếu trướng hợp viêm mũi mãn tính do nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất gây dị ứng cần tránh tiếp xúc với chất đó, tránh tiếp xúc với những chất có hại như: Dầu, khói, khí kích thích. Ngoài ra cần nghỉ ngơi và rèn luyện thân thể hợp lý.

Ở thể mạn tính do phế nhiệt nghẽn cần ăn những loại thức ăn thanh nhiệt như: giá đậu xanh, mướp, cá, thị, lê, chuối, mướp đắng… kiêng dầu mỡ, cay, dắng, chất kích thích…

Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới