Mẹ bầu ăn thanh long có tốt?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thanh long là loại trái cây có tác dụng giảm mệt mỏi, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên một số mẹ bầu vẫn thắc mắc rằng, trong thời gian mang thai ăn thanh long liệu có tốt?

Mẹ bầu ăn thanh long có tốt?

Mẹ bầu ăn thanh long có tốt?

Thanh long là loại trái cây được trồng khá phổ biến ở nước ta với các giống thanh long ruột trắng, ruột đỏ và thanh long vỏ vàng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thanh long có vị chua nhẹ nhàng, có tác dụng giải nhiệt cho mẹ bầu vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng có trong thanh long góp phần đảm bảo cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và bảo vệ thai nhi khỏi một số dị tật bẩm sinh.

Lợi ích không ngờ khi mẹ bầu ăn thanh long

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Trong thời kỳ mang thai, một trong những dưỡng chất mẹ bầu thường xuyên phải bổ sung là Folate, đây là loại chất cực kỳ quan trọng giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở trẻ như: thiếu một phần não, không có não,… Nếu mẹ đã ngán với việc phải ăn quá nhiều lòng đỏ trứng, bông cải xanh, hoặc các loại đậu để bổ sung folate khi mang thai thì thanh long chính là sự thay thế hoàn hảo nhất. Theo các chuyên gia y tế, thanh long là loại quả chứa hàm lượng folate cao, cực kỳ tốt cho bà bầu trong việc phát triển các mô khỏe mạnh đồng thời góp phần ngăn ngừa các dị tật về môi, chân, tim, cho thai nhi. Bởi vậy, trong thời gian mang thai, nếu các mẹ tích cực ăn thanh long sẽ hạn chế đáng kể tình trạng dị tật bẩm sinh sau này.

Thúc đẩy phát triển xương

Thanh long có tác dụng thúc đẩy phát triển xương

Thanh long có tác dụng thúc đẩy phát triển xương

Có thể bạn chưa biết, trong 100g thanh long đã chứa đến 10mg canxi, đặc biệt trong thời gian mang bầu, hàm lượng canxi này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sự rắn chắc cho xương và răng của mình. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, phốt pho và canxi trong thanh long có tác dụng trong việc kích thích sự phát triển xương cho thai nhi.

Tăng sức đề kháng

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong thời gian mang bầu là điều vô cùng quan trọng. Bởi vậy, các bác sĩ khuyên bạn, trong thời gian mang bầu cần bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều quả thanh long. Bên cạnh đó, cũng theo các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM, ngoài tác dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn cảm cúm, các bệnh cảm lạnh, thanh long còn hỗ trợ tích cực trong quá trình hình thành răng và xương của thai nhi. Vì vậy, việc sử dụng thanh long xen kẽ cùng các loại trái cây rau củ khác cũng là một lựa chọn tốt, giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng.

Điều trị táo bón

Thanh long có tác dụng điều trị táo bón cho mẹ bầu

Thanh long có tác dụng điều trị táo bón cho mẹ bầu

Một trong những “nỗi khổ” mà mẹ bầu thường xuyên gặp phải là triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong thanh long có chứa hàm lượng chất xơ và một lượng nước dồi dào giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu tăng khả năng điều tiết, giảm nguy cơ táo bón vô cùng hiệu quả. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn bổ sung thanh long bằng cách chế biến thành các món  salad thơm ngon cho bữa ăn nhẹ, hoặc thử dùng một ly sinh tố thanh long cho bữa sáng để giảm thiểu tối đa chứng táo bón.

Ngăn ngừa ung thư

Trang tin y học hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng, hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cao của thanh long giúp trung hòa hoạt động gốc tự do, tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư trong thai kỳ. Thậm chí, hàm lượng carotene trong thanh long còn mang lại lợi ích chống ung thư và ức chế sự tăng trưởng khối u vô cùng hiệu quả.

Thanh long được xem là “thần dược” của nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai bởi những tác dụng không ngờ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng, mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải mẹ bầu nào cũng có thể sử dụng thanh long. Đặc biệt, nếu mẹ bầu đang có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, dị ứng với đạm thực vật, đau bụng tiêu chảy hay ho đàm thì cần hạn chế ăn loại quả này để tránh những ảnh hưởng xấu cho cho thai nhi sau này.

Hiền Thân – ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới