Một phụ nữ bị chó cắn và chết vì bệnh dại

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chiều ngày 28/09, ông Nguyễn Văn Đinh – Giám đốc trung tâm y tế dự phòng Nghệ An đã xác nhận, trên địa bàn xã Hưng Trung Huyện Hưng Nguyên – Nghệ An. Một phụ nữ đã tử vong sau 2 tháng bị chó cắn và có biểu hiện phát bệnh dại.

Một phụ nữ bị chó cắn và chết vì bệnh dại

Một phụ nữ bị chó cắn và chết vì bệnh dại 

Nạn nhân được xác định là chị Hoàng Thị H (sinh năm 1978 thường trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên). Trước đó ngày 27/09, chị H được dưa đến Bệnh viện đa khoa Nghệ An cấp cứu với dấu hiệu điển hình của bệnh dại như sốt, mệt mỏi, chảy nhiều dãi, không nuốt được nước bọt, sợ gió, sợ nước…Dù đã được các Bác sĩ cấp cứu tích cực nhưng nạn nhân không qua khỏi.

Theo người nhà nạn nhân cho biết vào khoảng giữa tháng 7/2016, chị H bị con chó cắn vào chân. Sau khi sơ cứu, nạn nhân đi tiêm phòng uốn ván và uống thuốc nam chứ không đi tiêm phòng dại vì đang trong thời gian cho con bú. Gần 2 tháng sau khi bị cho cắn, chị H có những dấu hiệu của phát bệnh dại

Được biết con chó cắn chị H đã chết, và trước đó con chó này cũng đã cắn một cháu bé. Sau khi biết chị H đã chết vì có biểu hiện bệnh dại, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An đã cử cán bộ về xã Hưng Trung phối hợp với địa phương khẩn trương khống chế và dập dịch bệnh dại.

Báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Hưng Nguyên cho thấy, trong thời gian qua có khoảng 40 người dân bị chó cắn. Và chỉ có 2 người đến Trung tâm y tế dự phòng huyện tiêm vắc xin phòng dại. Số còn lại tự chữa trị tại nhà bằng thuốc nam.

175029_so-cuu

 Bệnh dại, truyền thông, tiêm phòng và tiến tới đẩy lùi

Theo thống kê, từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn Nghệ An có 39 người tử vong do bệnh dại. Các nạn nhân này đều không tiêm phòng  vắc xin, huyết thanh phòng dại sau khi bị chó cắn, tỷ lệ tiêm phòng dại trên vật nuôi ở Nghệ An là rất thấp.

Trước đó ngày 26/09/2016 Bộ Y tế đã tổ chức truyền thông về phòng chống bệnh dại  với thông điệp“ Bệnh dại, truyền thông, tiêm phòng và tiến tới đẩy lùi”. Thông qua thông điệp này, Bộ Y tế và các nhà chức trách muốn bày tỏ cam kết nâng cao nhận thức về phong chống bệnh dại và nỗ lực loại trừ căn bệnh này vào năm 2020.

Bệnh dại được biết đến từ trước Công nguyên. Nhưng đến năm 1885 Bác sĩ người Pháp Paster đã nghiên cứu thành công, kháng sinh miễn dịch chống bệnh dại. Đến năm 1903, Bệnh dại mới được mô tả lâm sàng rõ bởi Adechi Negri. Đến năm 1958 nhờ kiểm tra kháng thể huỳnh quang bệnh học, bệnh dại mới được biết rõ.

Theo tổ chức Y tế thế giới hàng năm trên thế giới có 100.000 người chết vì căn bệnh này, chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á. Có khoảng 4 triệu người phải điều trị phơi nhiễm dại mỗi năm. Những vùng có nguy cơ cao về dịch dại là các nước. Afghanistan, Banglades, Brazil, Bolivia, Trung Quốc, Colombia, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, ấn độ, Indonesia, Việt Nam…

Lam Hạ: Y tế Việt Nam

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới