“Nằm lòng” những đối tượng dễ mắc bệnh thiếu máu

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Những đối tượng thiếu máu thường có biểu hiện hoa mày chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng đột ngột, mất ngủ ngày ngủ gà ngủ gật…Bệnh thiếu máu trầm trọng còn dẫn đến việc suy giảm trí nhớ và nhanh quên mọi việc. 

nam-long-nhung-doi-tuong-de-mac-benh-thieu-mau
“Nằm lòng” những đối tượng dễ mắc bệnh thiếu máu

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân như về sinh học và ăn uống và vận động. Hoặc là do di tật bẩm sinh khi sinh ra đã mắc thiếu máu.

Những đối tượng thường xuyên bị mắc bệnh thiếu máu

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới thì số người thiếu máu não trên thế giới hiện tại là hơn 2 tỷ người trong đó 52% là phụ nữ có thai và 39% là trẻ em dưới 5 tuổi. Đa số tập chung ở các nước đang và kém phát triển như Việt Nam.

Phụ nữ mang thai đối tượng thường xuyên mắc bệnh thiếu máu

Khi trong quá trình mang thai phụ nữ hầu như không có đủ lượng sắt dữ trữ, nhất là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì. Nếu phụ nữ mắc bệnh thiếu máu trong thời gian này sẽ tăng nguy cơ đẻ non, và nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ tỷ lệ mắc bệnh ở cả mẹ lẫn con. Do đó phụ nữ trong thời gian mang thai và đặc biệt là sau khi sinh ngoài chế độ dinh dưỡng tốt thì trong thời kì mang thai người mẹ cần bổ sung thêm sắt và vitamin B12, acid folic để giúp tăng cường quá trình tái tạo máu giúp tránh được thiếu máu và các bệnh lý kèm theo.

phu-nu-mang-thai-doi-tuong-thuong-xuyen-mac-benh-thieu-mau
Phụ nữ mang thai đối tượng thường xuyên mắc bệnh thiếu máu

Trẻ em dưới 5 tuổi cũng nằm trong đối tượng nguy cơ thiếu máu

Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu máu rất cao, đặc biệt là ở độ tuổi từ 0 – 23 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 45% trẻ mắc bệnh thiếu máu. Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Hướng, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết những năm đầu đời trẻ cần nhiều sắt để giúp cho quá trình tăng trưởng và tạo máu. Đối với trẻ trong giai đoạn này cần lượng sắt trong khoảng từ 250 – 300mg để đủ cho nhu cầu tạo huyết.

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng có chứa trong hàm lượng các loại sữa, thì đối với trẻ đã ăn dặm  được thì nên cung cấp đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng cho trẻ .

tre-em-duoi-5-tuoi-cung-nam-trong-doi-tuong-nguy-co-thieu-mau
Trẻ em dưới 5 tuổi cũng nằm trong đối tượng nguy cơ thiếu máu

Tuổi dậy thì và bệnh thiếu máu.

Đây là độ tuổi phát triển mạnh mẽ, cơ thể cần chứa nhiều sắt để cung cấp tái tạo hồng cầu và cơ thể cũng cần một lượng protein lớn để đảm bảo cho quá trình phát triển của cơ thể. Tuy nhiên theo nghiêm cứu mới nhất công bố của tổ chức y tế thế giới về thể trạng cua thanh thiếu niên Việt Nam thì chỉ có 30- 40% đáp ứng nhu cầu về chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống bừa bãi thừa chất này hụt chất kia đang dẫn đến việc phát triển không đồng đều.

Lứa tuổi vị thành niên, dậy thì là lứa tuổi chịu ảnh hưởng của nhiều chứng bệnh liên quan đến máu. Đặc biệt đối với nữ giới thường bị mất một lượng máu lớn do các chu kì kinh nguyệt. Bệnh thiếu máu ở tuổi này không những ảnh hưởng đến trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến thể chất sau này của trẻ.

tuoi-day-thi-va-benh-thieu-mau
Tuổi dậy thì và bệnh thiếu máu

Lời khuyên bệnh thiếu máu từ bác sĩ.

Việc điều trị thiếu màu cần điều trị nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Thiếu màu mãn tính đa số không cần điều trị mà chỉ cần truyền hồng cầu để chữa trị triệu chứng trên. Đối với các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt chủ yếu cần bổ sung qua thực phẩm hoặc dùng các dược phẩm để điều chế tiện lợi như viên sắt. Tuy nhiên trong các dược phẩm để bổ sung sắt cho máu thường khó hấp thu cho nên các bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung thông qua các thực phẩm như gan, trứng..Là các thực phẩm có nhiều sắt và vitamin B12 cần thiết cho quá trình tạo máu.

Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới