Nên điều trị bệnh gút tại nhà hay điều trị nội trú?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sai lầm mà nhiều người mắc phải khi bị bệnh gút đó là bỏ thuốc khi bệnh đã thuyên giảm. Chính điều đó khiến bệnh lại tái phát sau thời gian ngắn.

Nên điều trị bệnh gút tại nhà hay điều trị nội trú?

Một số loại thuốc thường dùng điều trị bệnh gút có thể kể đến như colchicin, allopurinol (zyloric), benémid, một số thuốc chống viêm không stéroid…

Trong quá trình điều trị bệnh gout để đạt hiệu quả  cần kiểm tra acid uric máu và niệu, chức năng thận. Bên cạnh đó còn cần phải chẩn đoán và điều trị các bệnh như rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường, tăng huyết áp…

điều trị bệnh gút
Nên điều trị bệnh gút tại nhà hay nội trú

Bị bệnh các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn đã xác định điều trị nội trú hay chăm sóc tại nhà. Nhưng dù điều trị theo cách nào thì bệnh nhân đều cần có sự phối hợp giữa việc dùng thuốc và chú ý chế độ dinh dưỡng thói quen sinh hoạt ăn uống tốt.

Nếu bệnh gút cấp tính là bệnh chuyên khoa với những cơn đau xuất hiện sau những bữa ăn giàu đạm, acid uric, sau chấn thương hoặc phẫu thuật, đi lại nhiều, nhiễm khuẩn cấp. Cùng với đó là biểu hiện nhức đầu, mệt mỏi, đi tiểu nhiều. Sưng đau khớp, nóng ran ở khớp bàn, ngón chân cái, sưng to phù nề căng bóng đỏ thì cần vào viện điều trị nội trú gấp.

Còn nếu sau những đợt cấp kéo dài 1-2 ngày, sau đó là nhẹ dần, ngón chân, khớp cũng bớt phù nề, da bầm tím, ngứa nhẹ bong vẩy thì có thể điều trị tại nhà, uống thuốc ngăn ngừa bệnh tái phát. Bệnh gút mãn tính là khi thấy biểu hiện nổi u cục, viêm đa khớp mãn tính. Bệnh cũng có thể biểu hiện ở những cơ quan khác như sỏi thận, thần kinh.

3 khó khăn chính khi điều trị bệnh gút

Bệnh nhân sẽ gặp phải tác dụng phụ khi áp dụng một số thuốc chữa bệnh gút như colchicin có thể gây tiêu chảy, allopurinol gây dị ứng, các thuốc tăng thải acid uric là nguyên nhân gây nên sỏi thận.

điều trị bệnh gút
Tùy vào tình trạng bệnh mà xác định điều trị gút nội trú hay ngoại trú

Bệnh nhân cơ địa dị ứng thuốc. Có không ít bệnh nhân bị dị ứng thuốc chữa gút như colchicin và allopurinol. Một số trường hợp bị sốc phản vệ, không cấp cứu kịp thời có thể gây  nên sốc phản vệ.

Điều cuối cùng là do bệnh nhân không tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Sai lầm là chỉ điều trị bằng thuốc trong đợt cấp sau đó ngưng sử dụng thuốc, bệnh tiến triển trầm trọng hơn. Việc lạm dụng thuốc corticoid có thể gây nên những tác dụng phụ như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.

Bệnh nhân không kiêng cữ, vẫn ăn nhậu, nạp nhiều chất đạm và sinh hoạt điều bệnh vẫn tái phát. Bệnh nhân gút cần tích cực hợp tác với các bác sĩ trong điều trị và ngăn ngừa những biến chứng bằng cách áp dụng chế độ sinh hoạt, ăn uống và uống thuốc hợp lí. Tuyệt đối tránh rượu, bia và những chất kích thích khác như chè, cà phê. Uống nhiều nước nên dùng các loại nước khoáng chứa nhiều bicacbonat.

Không nên ăn nhiều thức ăn giàu acid uric như  thịt, cá, tôm, cua, phủ tạng động vật, đậu đỗ. Những thực phẩm nghèo acid uric như trứng, sữa, phomat, ngũ cốc, các loại hạt, rau quả cần đưa lên danh sách hàng đầu.

Tuyết: ytevietnam.edu.vn

 

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới