Nên nhìn nhận Y đức thế nào trong nền kinh tế thị trường?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Y đức không chỉ là của riêng ngành Y tế đó là một thành tố thuộc đạo đức xã hội được coi như nét truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Hiện nay để nâng cao Y đức trong ngành Y không chỉ là những hô hào chung chung mà cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy đồi đạo đức của một số bộ phận Bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế.

Nên nhìn nhận Y đức thế nào trong nền kinh tế thị trường?

Nền kinh tế có tác động nhất định đến Y đức

Khi xã hội chuyển mình sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lĩnh vực y tế không hề tách khỏi cái chung của toàn xã hội. Chúng ta cần xem xét các nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái Y đức của một số bộ phận nhân viên y tế.

Công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Bác sĩ Trương Giang chia sẻ: Trong xã hội kim tiền khi mọi ngành đều chạy theo vòng xoáy của đồng tiền ngành Y cũng không tránh khỏi vấn nạn đó. Khi đồng tiền được lấy ra làm thước đo tiêu chuẩn khiến mọi giá trị nhân văn bị đảo lôn. Sự suy thoái Y đức một phần do chính sách quản lý nhà nước về y tế, các dịch vụ khám chữa bệnh chưa thỏa đáng. Một phần do sự phát triển kinh tế, mức sống của những người thầy thuốc không được đảm bảo đã khiến mọi người cần phải tìm cách trang trải cuộc sống cho mình.

Từ thực tế cho thấy chuyển sang nền kinh tế thị trường đã có những tác động ảnh hưởng nhất định đến ngành Y. Những mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động không nhỏ đến thái độ phục vụ bệnh nhân của nhân viên y tế đặc biệt với những người nghèo.

Ngoài ra một bộ phận có thu nhập cao bắt đầu có tư tưởng hưởng thụ các dịch vụ y tế tốt nhất bằng cách sử dụng đồng tiền để chi phối. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng đưa “phong bì” cho nhân viên y tế trở nên phổ biến. Không những vậy người bệnh còn có tâm lý đưa tiền cho Bác sĩ mới cảm thấy yên tâm khi điều trị bệnh.

Bệnh nhân có mất đi sự kính trọng đối với Bác sĩ?

Vốn dĩ sự kính trọng của bệnh nhân đối với người Bác sĩ không hề thay đổi, tuy nhiên trong cơ chế thị trường mối quan hệ giữa người bệnh và thầy thuốc có sự thay đổi nhất định.

Vậy Bác sĩ nhận quà biếu của bệnh nhân có sai hay không chúng ta cần quan tâm đến yếu tố xã hội mang tính truyền thống dân tộc khi người Việt luôn có sự kính trọng “đền ơn đáp nghĩa” và cơ chế kinh tế như hiện nay.

Nữ hộ sinh Minh Ánh bệnh viện Việt Đức theo Xét tuyển văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: Từ xưa người thầy thuốc chữa bệnh cứu người là thuần túy, họ được mọi người nhớ đến, trả ơn bằng những món quà gần gũi giản dị. Việc biếu quà xuất phát từ tự nhiên để tỏ lòng biết ơn đối với người đã cứu sống mình lần hai, không có sự đòi hỏi sách nhiễu từ thầy thuốc. Hiện nay sau khi bệnh nhân sau khi phục hồi được sự chăm sóc tận tình của Bác sĩ và muốn quay lại cảm ơn biếu quà là lẽ tự nhiên phù hợp với truyền thống văn hóa. Tuy nhiên vấn đề cần quan tâm đó chính là sự minh bạch phân chia cho các nhân viên y tế có phù hợp hay không? Cần tránh việc lợi dụng cơ sở y tế, vị trí công tác, chức danh để tăng thu nhập không chính đáng cũng như lợi ích nhóm từ các thành phần trong ngành Y.

Bác sĩ Bảo An công tác tại bệnh viện Trường Giang phụ trách giảng dạy Cao đẳng Y Dược văn bằng 2 buổi tối chia sẻ: Ngành y cần quan tâm cải thiện, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên y tế, bởi vì hai chữ Y đức khó có thể giữ gìn, tồn tại được khi thu nhập của những người Bác sĩ, Điều dưỡng viên quá thấp họ sẽ không thể đảm bảo mức sống cho gia đình. Nền kinh tế thị trường hiện nay sức lao động trở thành hàng hóa và cần được trả công tương xứng với giá trị sức lao động. Trong khi bác sĩ cũng  phải bỏ công sức của mình ra để phục vụ cho bệnh nhân họ cũng xứng đáng nhận được đồng lương tương xứng với khả năng của mình.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới