Nghề Y là nghề của sự “đánh đổi” và “mất mát”

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tình yêu nghề và sự khao khát muốn cống hiến bản thân cho xã hội chính là động lực hằng ngày mà các bác sĩ, điều dưỡng viên, dược sĩ…luôn làm tốt nhiệm vụ và tránh nhiệm cao cả của mình, làm nghĩa vụ thiêng liêng cứu người cứu đời.

Nghề Y – Nghề không được phép sai lầm

Nghề Y – Nghề không được phép sai lầm

Nghề Y đâu được phép sai lầm

Đã có nhiều câu chuyện nghề Y chia sẻ về những câu chuyện nghề nói về những lời chỉ trích của xã hội khi một sự cố y khoa xảy ra. Làm nghề Y cũng giống như việc làm người, họ phải là những con người cẩn trọng trong từng hành động, những sai lầm có thể ảnh hưởng lớn đến người bệnh và toàn xã hội, bởi đặc thù người làm nghề Y không giống như những nghề khác, chỉ một sự cố nhỏ trong y khoa cũng có thể để lại hậu quả khôn lường không ai mong muốn. Vì thế những người học Y là những người kiên trì trong những người kiên trì, họ kiên định đến cùng với con đường mình đã lựa chọn và luôn luôn cố gắng trau dồi những kiến thức Y học từ khi còn ngồi trên ghế Đại học, Cao đẳng Y Dược và rèn giũa học tập thêm những kiến thức, kinh nghiệm mới khi đã đi làm bởi “kiến thức là vô tận” không một ai có thể tự tin mình là người giỏi nhất, tinh thông hết kiến thức của nhân loại, nên là một người làm nghề Y bạn phải không ngừng “học, học nữa, học mãi”.

Nghề Y – Nghề của sự đánh đổi và mất mát

Nghề Y – Nghề của sự đánh đổi và mất mát

Nghề Y – Nghề của sự đánh đổi và mất mát

Năm 2017 đã sắp khép lại và một cái Tết đang gần đến, ai ai cũng náo nức về quê đón nắm mới bên gia đình, thế nhưng con người mang dòng máu Y nghiệp một phần vì công việc không thể về, một phần vì “ma lực” ngành Y khiến họ không dám yêu, không dám hi vọng thì lấy đâu ‘người thương” để về quê ra mắt với ba mẹ. Thanh xuân tuổi trẻ họ đã cống hiến hết vì Y nghiệp, đến khi tốt nghiệp vẫn không thể đặt “dấu chấm hết” cho sự gian nan mất mát đó đã phải “chân ướt, chân ráo” tiếp tục cống hiến cho công việc chữa bệnh cứu người, vậy là cứ một vòng tròn như thế, họ chẳng có thời gian cho riêng mình, chẳng có một chút vốn liếng gì cho tương lai. Tôi đã từng chứng kiến nhiều người mẹ làm nghề Y phải khất con thơ vì ca trực tết không biết năm nào mới cho con được một cái Tết vẹn tròn đúng nghĩa. Đã có quá nhiều người không nổi áp lực và muốn bỏ cuộc, thế nhưng tình yêu nghề lại thôi thúc họ, để họ tiếp tục cống hiến cho Y nghiệp vinh quang cho đến tận ngày nay. Vì thế, khi quyết định theo nghề y bạn phải chấp nhận sự đánh đổi, mất mát, hi sinh những đổi lại có những vinh quang mà không nghè nào có được.

Nghề Y – Nghề không có sự lựa chọn bệnh nhân chữa trị

Nghề Y – Nghề không có sự lựa chọn bệnh nhân chữa trị

Nghề Y đâu có được quyền lựa chọn bệnh nhân?

Nghề Y có được quyền lựa chọn bệnh nhân không? Câu trả lời là không mà ngược lại, bệnh nhân được quyền chon bác sĩ chữa trị. Họ phải tiếp nhận bất cứ ca bệnh nào được đưa đến dù mức độ nghiêm trọng ra sao, không được phép đùn đẩy hay ca thán. Không chỉ vậy, những người làm Y cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ các bệnh nhân rất cao vì họ phải tiếp nhận đủ các loại bệnh khác nhau và có nhiều căn bệnh nguy hiểm mà phải đánh đổi cả tính mạng của mình nhưng tuyệt nhiên họ không có quyền từ chối. Xã hội ngày nay luôn dành sự “quan tâm” đặc biệt đối với ngành Y, bất cứ một hành động nào dù tốt hay xấu đều bị sự soi mói của dư luận xã hội, là “con dao hai lưỡi” có thể đưa bạn lên đỉnh cao hoặc cũng đủ sức để “lật đổ” những thời gian cố gắng của bạn một khi bạn phạm phải sai lầm trong Y nghiệp. Một Điều dưỡng trưởng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hiện đang công tác tại một bệnh viện lớn tại Hà Nội chia sẻ với đôi mắt ngấn lệ: “Nhiều người cứ tưởng làm nghề Y chắc sướng và nhiều tiền lắm! Hằng ngày tôi phải đi làm sớm và thay phiên trực ca với đồng nghiệp, mấy ngày trước tôi còn bị đánh bởi người nhà bệnh nhân vì con của họ qua đời, họ không kìm chế được xúc động lại trút giận lên chúng tôi nhưng tôi chỉ biết nhịn chứ có thể làm được gì?”. Những lời tâm sự chua xót ấy cũng là nỗi niềm chung của những người hàng ngày đang dốc sức bảo vệ sưc khỏe con người được trang tin tức Y tế mới nhất cập nhật.

Tình yêu nghề và sự khao khát muốn cống hiến bản thân cho xã hội chính là động lực hằng ngày mà các bác sĩ, điều dưỡng viên, dược sĩ…luôn làm tốt nhiệm vụ và tránh nhiệm cao cả của mình, làm nghĩa vụ thiêng liêng cứu người cứu đời.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới